Nguồn gốc của loài người

    Nếu nói rằng trong vũ trụ bao la có vô số những điều bí mật kỳ diệu thì nguồn gốc loài người là điều bí mật lớn nhất, khó giải thích nhất.

    Truyền thuyết về Ađam sinh ra loài người đã bị mọi người coi là chuyện cổ tích. Trong xã hội khoa học kỹ thuật cao ngày nay, đối với tất cả mọi giả thuyết và suy luận, đều phải căn cứ vào phương pháp khoa học, tìm chứng cứ để kiếm chứng làm rõ. Không ai có thể phủ định Đácuyn người nước Anh thế kỷ 19, là một nhà bác học vĩ đại đã phá bỏ quan niệm cũ xây dựng quan điểm mới.

Nguồn gốc của loài người


    Tác phẩm vĩ đại của ông “Nguồn gốc sự sống” và “Nguồn gốc loài người”, lần đầu tiên đưa vào tư duy truyền thống của loài người một khái niệm mới mẻ, loài người cũng từ hình thái tổ chức sự sông thấp nào đó rồi tiến hóa phát triển thành, hơn nữa, tiến thêm một bước, ông cho rằng, trí tuệ loài người, đạo đức xã hội, cơ sở của tâm lý tình cảm.., tất cả những đặc điểm văn minh tinh thần cũng giống như nguồn gốc của loài người, có thể truy ngược về giai đoạn từ động vật bậc thấp. Như vậy, ông đã đặt nền móng cho việc đưa loài người vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Đó là một bước đột phá chưa từng có trong sự phát triển tự giác của lịch sử loài người.

    Sau khi chủ nghĩa Mác ra đòi, Ăngghen đã vận dụng lý luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tổng hợp các thành tựu khoa học, phân tích một cách toàn diện quá trình tiến hóa từ loài vượn thành loài người và sáng lập lí luận “Lao động sáng tạo ra loài người”, đã phá bỏ tận gốc chuyện thần thoại mê tín của tôn giáo nói rằng Thượng đế tạo ra con người.

    Trong quá trình tiến hóa từ loài vượn thành loài người, lao động có tác dụng quyết định. Việc phân biệt tay chân, chế tạo công cụ. là việc hình thành ngôn ngữ, sự phát triển của não . và xuất hiện tư duy tất cả đều xuất hiện trong khi lao động. Cho nên, Ăngghen nói, lao động “là toàn bộ điều kiện cơ bản đầu tiên của xã hội loài người… Trên một ý nghĩa nào đó thì, không thể không nói rằng, lao động sáng tạo ra bản thân con người”.
 
;