Ngoài bản đồ của Lâyxơ, các nhà khoa học còn thu thập và nghiên cứu bản đồ của Bôcô và các bản độ khác, và từ đó đã thu hoạch được những phát hiện và gợi ý mới. Bản đồ Bôcô được vẽ vào năm 1733. Theo bản đồ đó, biển Rôxơ và biển Uynsơnơ thông với nhau. Châu lục Nam Cực không phải là một khối hoàn chỉnh mà là hai đảo lớn bị biển bao bọc xung quanh. Tính chân thực của bản đồ đó bị người ta nghi ngờ mãi. Cho đến nẩm 1968 là năm vật lý địa cầu, qua bao cố gắng nghiên cứu vất vả, nó mới được các nhà khoa học xác nhận. Bản đồ thế giới của Bôcô phản ánh một cách hoàn toàn chuẩn xác hình ảnh châu Nam Cực trước khi bị băng hà bao phủ. Bản đồ đó và bản đồ của Lâyxơ đều ghi lại được diện mạo của biển và lục địa châu Nam Cực vào những thòi kỳ khác nhau trước khi bị băng hà che phủ.
Năm 1966, Sácli Hapôcôđơ xuất bản một bộ sách chuyên khảo “Bản đồ hải vương cổ đại”, trong đó đã công bố kết quả nghiên cứu nhiều năm. VỊ giáo sư này chỉ rõ: Việc giám định một số bản đồ cô chứng tỏ thời kỳ tiền sử, có thể đã có người vẽ được bản đồ địa hình địa mạo thòi kỳ đó của đại châuclục Nam Cực.
Hapôcôđơ còn kể lại tình hình điều tra tường tận đôi với bản đồ cổ của Piri Lâyxơ. Ông chỉ rõ, tư liệu nguyên thủy được dựa vào để vẽ bản đồ cổ châu Nam Cực có khả năng là của Viện bác học thành Alếchxanđri thuộc Vương triều Tôrơmi Ai Cập vào đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Nơi đó được bảo tồn và nghiên cứu những bản đồ liên quan đến hàng hải cổ trên thế giới, cũng là trung tâm bảo tồn những ghi chép về sự việc quan trọng xảy ra hàng ngày. Sau khi Đại đế Caesar của La Mã xâm nhập Ai Cập, phần lớn các tư liệu bị thất tán trong chiến tranh hỗn loạn, chỉ có một phần nhở được chuyển tới đế quốc Bizantin, cất giữ trong hoàng cung Tôpôcabi.
Hapôcôđơ còn giới thiệu thêm, trong quá trình nghiên cứu bản đồ cổ, ông đã phát hiện thấy những hiện tượng địa lý thời xưa ngoài châu lục Nam Cực. Ví dụ, trên bản đồ cổ đã trông thấy vùng Alabeca ở Tây Bắc châu lục Bắc Mỹ, xưa kia là dải đất nối liền với châu Á, chưa có eo biển Bêrinh, ông còn phát hiện thấy trung tâm vùng băng hà bao phủ là quần đảo British và một phần Bắc Âu, Thụy Điển; còn đảo Grinlen nổi tiếng là “đảo băng tuyết”, thì trên bản đồ cổ không hề có dấu hiệu đóng băng…
Đọc thêm tại : http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/06/ai-la-nguoi-ve-nen-nhung-tam-ban-o-co-ai.html