Nguồn gốc của loài người

    Nếu nói rằng trong vũ trụ bao la có vô số những điều bí mật kỳ diệu thì nguồn gốc loài người là điều bí mật lớn nhất, khó giải thích nhất.

    Truyền thuyết về Ađam sinh ra loài người đã bị mọi người coi là chuyện cổ tích. Trong xã hội khoa học kỹ thuật cao ngày nay, đối với tất cả mọi giả thuyết và suy luận, đều phải căn cứ vào phương pháp khoa học, tìm chứng cứ để kiếm chứng làm rõ. Không ai có thể phủ định Đácuyn người nước Anh thế kỷ 19, là một nhà bác học vĩ đại đã phá bỏ quan niệm cũ xây dựng quan điểm mới.

Nguồn gốc của loài người


    Tác phẩm vĩ đại của ông “Nguồn gốc sự sống” và “Nguồn gốc loài người”, lần đầu tiên đưa vào tư duy truyền thống của loài người một khái niệm mới mẻ, loài người cũng từ hình thái tổ chức sự sông thấp nào đó rồi tiến hóa phát triển thành, hơn nữa, tiến thêm một bước, ông cho rằng, trí tuệ loài người, đạo đức xã hội, cơ sở của tâm lý tình cảm.., tất cả những đặc điểm văn minh tinh thần cũng giống như nguồn gốc của loài người, có thể truy ngược về giai đoạn từ động vật bậc thấp. Như vậy, ông đã đặt nền móng cho việc đưa loài người vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Đó là một bước đột phá chưa từng có trong sự phát triển tự giác của lịch sử loài người.

    Sau khi chủ nghĩa Mác ra đòi, Ăngghen đã vận dụng lý luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tổng hợp các thành tựu khoa học, phân tích một cách toàn diện quá trình tiến hóa từ loài vượn thành loài người và sáng lập lí luận “Lao động sáng tạo ra loài người”, đã phá bỏ tận gốc chuyện thần thoại mê tín của tôn giáo nói rằng Thượng đế tạo ra con người.

    Trong quá trình tiến hóa từ loài vượn thành loài người, lao động có tác dụng quyết định. Việc phân biệt tay chân, chế tạo công cụ. là việc hình thành ngôn ngữ, sự phát triển của não . và xuất hiện tư duy tất cả đều xuất hiện trong khi lao động. Cho nên, Ăngghen nói, lao động “là toàn bộ điều kiện cơ bản đầu tiên của xã hội loài người… Trên một ý nghĩa nào đó thì, không thể không nói rằng, lao động sáng tạo ra bản thân con người”.

Bí ẩn bên trong Kim tự tháp Ai Cập

    Ngày càng có nhiều các nhà khoa học phát hiện thấy những hàm ý khoa học khai thác không bao giờ hết ở kim tự tháp. Năm 1949 một học giả ngưòi Đức đưa ra ý kiến, dùng các tư liệu toán học trong kim tự tháp có thể suy ra bán kính Trái đất một cách dễ dàng, còn có thể tính ra được thể tích, mật độ Trái đất, cùng với thời gian vận hành của các tinh cầu, thậm chí tính được cả chu kỳ cuộc sống của đàn ông, đàn bà. Trong khi mọi người còn đang trố mắt lè lưõi ngạc nhiên, thì năm 1951, một học giả Pháp còn tiên tiến hơn lại nêu ra vấn đề còn huyền diệu hơn nữa: “Kim tự tháp lớn, phải chăng có bao hàm cả phương trình thức của bom nguyên tử?”

Bí ẩn bên trong Kim tự tháp Ai Cập


    Gần đây, tại Ai Cập còn có những phát hiện bất ngờ các nhà khảo cổ nói rằng, trong kim tự tháp có chôn giấu cả người hoặc sinh vật từ ngoài hành tinh. Tiến sỹ Baorơ Gabo và các chuyên gia khảo cổ trong khi tiến hành nghiên cứu kỹ thuật thiết kế phần bên trong kim tự tháp, đã phát hiện một vật được đóng băng kín mít, đưa máy dò kiểm tra thì thấy trong vật đó có chuyển động giống như  nhịp tim và huyết áp. Họ tin rằng vật đó đã tồn tại 5000 năm. Các chuyên gia còn cho rằng trong vật thể đóng băng ấy là một sinh vật vẫn đang sống. Các chuyên gia còn căn cứ theo một cuốn sách được tìm thấy trong kim tự tháp ấy viết bằng chừ tượng hình mà biết được, cách đây khoảng 5000 năm về trước, có một vật thể được gọi là “Xe ngựa phi thiên” va vào vùng Cairô và có một người sống. Cuốn sách đó nói rằng, người sống đó là nhà thiết kế. Các nhà khảo cổ học tin rằng, người ngoài hành tinh ấy chính là người thiết kế và xây dựng nên kim tự tháp. Còn kim tự tháp chính là dấu hiệu để thông báo với đồng loại của người ấy từ Vũ Trụ tới để cứu viện. Nhưng, điều mà các nhà khoa học không thể hiểu nổi là vật đóng băng ấy được ngươi ngoài hành tinh chế tạo như thế nào mà rắn chắc, không tan chảy. Và làm thế nào để chôn mình vào trong đó? Chắc quý bạn đọc sẽ thấy thích thú nếu như đánh thức được người ngoài hành tinh đang chôn mình trong khối băng ấy.
 
;