Di chỉ văn minh cổ đại trên đảo Rapanui

    Đảo Rapanui của Chilê là một trong những nơi cô đơn nhất trên Trái Đất. Nó nằm giữa mênh mông biển cả Nam Thái Bình Dương, cách bờ biển Nam Mỹ 3700 km, cách đảo có người ở gần nhất cũng phải 1000 km. Khi người ta tìm thấy đảo này thì trên đảo đã có hai loại cư dân, một loại là người Pôlinêxia ăn lông ở lỗ, đúng là đang ở thòi kỳ nguyên thủy. Còn một loại là những tượng điêu khắc được tạc bằng đá tảng đại diện cho nền văn minh phát triển cao.

đảo Rapanui


Cư dân trên đảo hiện nay vừa không có kỹ thuật điêu khắc tạc tượng đá với nghệ thuật tạo hình cao như vậy, vừa không có kỹ thuật hàng hải để vượt hàng ngàn cây số đường biên. Người ta phải hỏi rằng: Người nào đã tạc nên những tượng đá đó? Họ làm như thê đê làm gì? Mục đích ở đâu? Tất cả điều đó khiến cho đảo này bị trùm lên một bức màn bí mật. Nếu không có những tượng đá ấy, thì đảo Rapanui cũng giống như bao nhiêu đảo bình thường khác trên Thái Bình Dương mà thôi, chẳng có gì phải bàn.

    Lịch sử phát hiện ra đảo Rapanui chưa được bao lâu. Ngược dòng lịch sử đến năm 1722, người Hà Lan lần đầu tiên đặt chân lên đảo này, và đặt tên cho nó, đó là ngày 5 tháng Tư, đúng vào ngày lễ Phục Sinh, họ đặt tên cho nó là “đảo lễ Phục Sinh”, Một cái tên thật kêu cho một hòn đảo cô đơn nằm giữa biển cả bao la. Còn cái tên Rapanui, có nghĩa là đảo tượng đá thì do người dân trên đảo đặt cho đảo của mình.

    Về sau, người Tây Ban Nha cùng với các nhà thám hiếm châu Au nhiều lần đặt chân lên đảo trong vòng mấy chục năm. Điều khiến cho những người thám hiểm hứng thú nhất là trên đảo hoang nhỏ bé và cô đơn này vẫn có cư dân sinh sổng. Càng quan trọng hơn nữa là trên đảo có hàng trăm pho tượng đá khổng lồ. Tuy đảo Rapanui nằm cô quạnh giữa vùng biển xa, nhưng trên thế giới rất nhiều người biết khắp nơi trên đảo đều có những tượng đá kỳ lạ. Những tượng đá đó được cư dân trên đảo gọi là tượng đá “Moai”, nó có đặc trưng rất nổi bật là khuôn mặt của các tượng đều dài khác thường, mũi thì hơi hếch lên, cặp môi mỏng hơi vẩu, vừng trán rộng hơi ngửa ra, dái tai to rủ xuống. Trên thân thể có chạm hình chim bay, cùng với cánh tay buông thõng hai bên. Tất cả những nét tạo hình đó làm cho tượng đá có phong thái riêng, khiến cho người ta chỉ cần liếc mắt qua là nhận được nó. Ngoài ra, một sô” tượng còn đội mũ đỏ hình trụ tròn, dân bản xứ gọi mũ đó là “Pucaau”, xa trông nó giống như một chiếc vương miện màu hồng, khiến cho tượng đá có thêm vẻ tôn quý và sắc thái cao ngạo.


Đọc thêm tại:
 
;