Loài người đã có bao nhiêu tuổi ?

    Các nhà sử học Trung Quốc căn cứ vào việc khảo cổ “người vượn Bắc Kinh” cho rằng loài người ra đời đã được 50 vạn năm. Các nhà sử học Trung Quốc căn cứ vào việc khảo cổ “ngưòi vượn Bắc Kinh” cho rằng loài người đã có 50 vạn năm tuổi. Các nhà sử học nước ngoài căn cứ vào tư liệu hóa thạch của “người vượn Java” và hóa thạch của “người Đông Phi” Ở Tandania mà suy đoán rằng, lịch sử loài người đã có từ 3 triệu đến 5 triệu năm tuổi. Vậy, rốt cuộc loài người đã có bao nhiêu tuổi?

    Bắt đầu từ năm 1973, khi người ta khai quật được rất nhiều những hóa thạch của loài người ở tầng đất 2,9 triệu năm đến 3,3 triệu năm trên vùng đất Hađa của Etiôpia, bắt đầu từ đó, các học giả cho rằng một bộ phận trong đó có thê coi là tô tiên của loài người. Đồng thời, cũng từ nơi đó đã khai quật được “thiếu nữ Luxi”, mà niên đại sông của “cô ấy” vào khoảng 3,5 triệu năm trước đây. Năm 1974, cách hang Auđuvy hơn 40 km cũng khai quật được ồ Laitôrixơ một loạt những hoá thạch gồm 13 mảng thuộc hệ người hoặc nhánh ngươi. Trong đó có một mảnh xương hàm được xác định là của người, dùng phép đo kali agon tính ra tuổi nó là 3,35 đến 3,75 triệu năm. Năm 1965, người ta đã phát hiện ở Canapô phía Tây Nam hồ Turơcana ở Kênia một mảnh hóa thạch xương cánh tay và xác định được niên đại của nó là 4 triệu năm. Mảnh xương hóa thạch đó cũng tương tự như xương cánh tay người hiện đại, dùng “phương pháp phân tích giám biệt công năng” thì kết luận công năng của nó cũng có đặc điểm tương tự công năng loài người. Từ năm 1932 đến năm 1967, các nhà khoa học quốc tế trong đội khảo sát ở Etiôpia đã phát hiện được 70 điểm có hoá thạch loài người, và niên đại cổ nhất là 4 triệu năm trước. Năm 1982, các học giả thuộc Đại học Caliphoocnia đã tìm thấy “hóa thạch của loài người nguyên thủy” rất hoàn chỉnh ở thung lũng sông Avasư Etiôpia (đó chính là người Luxi) có niên đại 4 triệu năm. Năm 1984, các chuyên gia của Kênia và Mỹ đã phát hiện một xương hàm hóa thạch của người cổ đại ở Kênia, có niên đại 5 triệu năm tuổi. Tham gia khai quật vụ này có D.Pinbimô, chuyên gia nhân loại học thuộc Đại học Havớt (Mỹ). 

    Những phát hiện trước đây đã chứng tỏ, tại Đông Phi ba bốn triệu năm trước đã có loài người. Lần phát hiện xương hàm này đã đẩy thòi gian xuất hiện loài người trên Trái Đất lùi về quá khứ đến 1 triệu năm nữa.

    Dù rằng tại nơi tìm thấy xương, không tìm thấy đồ đá chôn theo và có chỗ còn đang tranh luận, nhưng nhìn chúng bằng “hình thái hóa thạch” và phương pháp phân tích giám biệt công năng đã có thể bước đầu kết luận những hóa thạch đó là của người cô xưa. Nếu theo quan điểm “thời đồ gỗ có trước” thì họ thông qua việc chế tạo và sử dụng dụng cụ bằng gỗ mà đã chuyển hóa thành người. Cho nên tuổi của loài người không phải là hai – ba triệu năm, mạ ít nhất là ba triệu năm, thậm chí là bốn – năm triệu năm.



    Tóm lại loài người đã xuất hiện trên Trái Đất 50 vạn năm, một triệu năm, hai – ba triệu năm, ba triệu năm, ba – bốn triệu năm (theo quan điểm thời đồ gỗ có trước), nhưng không có một quan điểm nào được khẳng định. Bởi vì dù 50 vạn năm, một triệu năm hay hai – ba triệu năm… thì đều lần lượt bị tư liệu của khảo cổ học phủ định. Còn quan điểm cho rằng ba – bốn triệu năm thì cũng chưa đầy đủ. Ngay cả quan điểm về “thòi đồ gỗ” và “thời đồ gỗ có trước” có được thừa nhận hay không cũng còn đang tranh luận. Còn như theo tình hình hiện nay, quan điểm 3 triệu năm là được chấp nhận nhiều nhất. Nhưng đồ đá cổ nhất được thê giới phát hiện cho đến nay thì niên đại sớm nhất cũng chỉ có 2,5 triệu đến 2,6 triệu năm. Dù cho quan điểm “thời đồ gỗ có trước” và quan điểm “thời đồ gỗ” vẫn còn đang tranh luận, nhưng cùng với những căn cứ chứng minh cho quan điểm ba – bốn triệu năm ngày càng nhiều, rồi sẽ ra sao, rất khó đoán trước. Nếu căn cứ vào những tư liệu hiện có ở Đông Phi mà nói thì, loài người đã có không phải là hai – ba triệu năm tuổi mà là ba triệu năm hoặc lâu hơn nữa. Nhưng trước bao nhiêu, sớm hơn nữa là bao nhiêu, thật khó mà đoán định được.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: bi an the gioi, bi an kim tu thap ai cap
 
;