Kim tự tháp hùng vĩ nhất – Kim tự tháp Kê ốp

    Trong “bảy kỳ quan thế giới cổ đại” thì kim tự tháp Ai Cập được xếp được đầu, trong số các kim tự tháp Ai Cập thì hùng vĩ nhất là kim tự tháp Kêôp. Nó được xây dựng vào khoảng 2600 năm trước công nguyên, cao 146,5 mét, nền đáy mỗi cạnh dài 232 mét, một vòng chu vi khoảng 1km. Tháp được xây dựng bởi 2,3 triệu tảng đá lớn, bình quân môi tảng nặng 2,5 tấn, giữa các tảng đá không hề có bất cứ chất kết dính nào, tháp được hình thành bằng việc chồng chất các tảng đá lên nhau.    Người ta khó mà có thể lách được lưỡi dao mỏng vào khe giữa hai tảng đá. Thời gian tồn tại của nó gần tới 5000 năm, trải qua bao nhiêu là mưa gió bão bùng trong suốt bao nhiêu là thế kỷ, thế mà nó vẫn ngạo nghễ giữa trời, nguy nga hùng vĩ khiến người ta phải thán phục.

Kim tự tháp Kê ốp


    Ở Ai Cập, người ta đã phát hiện được tất cả là 80 kim tự tháp. Những kim tự tháp lớn nhỏ đủ cỡ này đều rải rác hai bên bờ sông Nin. Kim lự tháp Kôôp là cao lớn hùng vĩ nhất, được xây dựng cách ngày nay 4600 năm, là một công trinh kiến trúc đơn lẻ đồ sộ nhất trong lịch sử loài người.

    Kim thự tháp Kêôp sừng sững trên cao nguyên Giza cách phía Tây Cairô 10 km. Nơi ấy biển cát mênh mông, đá vụn tràn đầy; là một vùng đất cằn cỗi. Xây dựng một công trình to lớn đến như vậy tại một vùng đất như thế mà rõ rang không có gì là thực dụng, vậy thì mục đích của ngươi thiết kế là gì? Theo các nhà nghiên cứu, kim tự tháp này mặc cho gió cát mưa sa, vẫn cố thể tổn tại được 10 vạn năm mà không bị hư hại. Trước khi hết thời hạn đó chắc gì đã con nền văn minh của loài người!

    Từ thập niên 20 của thế kỷ 20 đến nay, hàng loạt các nhà nghiên cứu đẫ đến Ai Cập. Họ nhìn công trình khổng lồ bằng con mắt kinh ngạc. Người Ai Cập cổ đại làm thế nào để đục đẽo chồng ghép các tảng đá lớn như vậy thành lăng mộ. Bố cục các lối đi và các phòng trong lăng giống như một mê cung. Người Ai Cập cổ đại đã dùng biện pháp gì để thiết kế được ra nó. Đường thông hơi của lăng mộ nằm nghiêng và thông được xuống các tầng sâu dưới đất. Tường đá nhẵn bóng, được khắc những bức phù điêu tuyệt đẹp, khiến người ta phải tâm tắc khen ngợi. Nhưng không ai có thể hiểu được người Ai Cập làm thế nào mà có thể nắm được kỹ thuật đào cát và điêu khắc tinh xảo đến như vậy. Không biết họ đã sử dụng công cụ gia công tinh xảo như thế nào. Nên biết rằng 4.500 năm trước đây, loài người chưa biết đến đồ sắt.


Đọc thêm tại:

Ai đã làm diệt vong đế quốc inca?

    Tại vùng Masubisu, nhà khảo cổ học Bin Haimơ phát hiện thấy tại một hang động, hai bên xếp ngay ngắn những tảng đá đục khắc rất công phu, có lẽ đó là một lăng mộ. Phía trên lăng mộ là một kiến trúc hình bán nguyệt, tường bên ngoài được xây dựng theo vách đá thiên nhiên. Khe hỏ giữa các tấm đá không nhét nổi tờ giấy mỏng. Tường được ghép bởi những tấm đá hoa cương vuông màu trắng có đường vân tinh xảo, chỉ có những người thợ có tâm hồn mới làm nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật như vậy.     Những hài cốt trong lăng mộ trên núi, hầu hết là xương phụ nữ. Những thứ tuỳ táng quý trọng trong đó chứng tỏ họ là những nhân vật quan trọng. Phải chăng họ là những mỹ nữ trong “Amnicô của Mặt Trời” năm xưa được đưa tới đây chăng, để tiếp tục cầu nguyện cho đế quốc Inca?

    Người Inca không phát minh được chữ viết để ghi chép, khiến cho những vấn đề để lại càng thêm bí ẩn. Có một số học giả căn cứ vào những ghi chép về người Inca mà mạnh dạn đưa ra suy đoán rằng, lúc bấy giờ tuy đế quốc Inca đã có trình độ văn minh rất cao, nhưng lại bị một loại dịch bệnh hoành hành khắp cả nước.

    Thế nhưng dù có dịch bệnh xảy ra, chẳng nhẽ người Tây Ban Nha lúc đó lại có sức miễn dịch ư? Dù rằng người Inca chấp nhận, đành để cho dịch bệnh hoành hành đi nữa, chẳng nhẽ cả 11 triệu con người lại có thể chết hết cả?

Sụp đổ văn minh Inca


    Những bí mật để lại thật đầy rẫy những điều khó hiểu, dường như điểm thêm sắc màu cho sự diệt vong bí ẩn của đế quốc Inca. Còn một vị quốc vương Inca là Vaxơcan dẫn mấy triệu ngưòi Inca vào trong vùng rừng sâu hoang vắng của dãy núi Anđexơ, với dũng khí và niềm tin vững chắc đã xây dựng những nơi ẩn náu trên khắp dãy núi. Rồi dần dần những công trình kiến trúc hùng vĩ lại được xây dựng trở lại ẩn náu trong rừng rậm. Khi họ đang nung nấu ý chí, lấy lại tinh thần định khôi phục thế lực của đế quốc Inca thuở trước, thi một trận dịch bệnh ập đến. Những người Inca sống sót không còn khí thế để chấn hưng trở lại, đành phải tiếp tục ở lại trong rừng rậm, chôn cất ngưòi chết, phá bỏ những di chỉ… Để tránh sự phân tranh trở lại, để che giấu sự cường thịnh của đế quốc Inca thuở xưa, họ huỷ diệt đi nền văn minh cao đó… Sau đó dùng phương thức giản đơn nhất tụ tập nhau lại sống thành bộ lạc và trở thành tổ tiên của những người Anhđiêng ngày nay chăng?

   Mỗi người theo một quan điểm, còn phải chờ các nhà sử học, các nhà khảo cổ học hiểu sâu biết rộng, tìm kiếm cho nó một cách giải thích thỏa đáng và chính xác. Chúng ta cũng có thể có ý kiến của mình trong lúc chờ đợi.

Đọc thêm tại:

Bisarô người tây Ban Nha đã tấn công thành phố Inca

    Thực ra, họ đã nhầm to. Những người bị ngộ nhận là thần linh, thiên sứ đó là kẻ chinh phục Bisarô người Tây Ban Nha và 180 binh sĩ dưới sự chỉ huy của ông ta.

    Bisarô biết rằng phải bắt được vua của vương quốc Inca mới có thể thu được nhiều vàng bạc châu báu. Thế là Bisarô sau khi bàn bạc với các cố đạo, bèn mời hoàng đế người Inca là Ađaphanba đến trấn Casamanca để nhận chiếu chỉ của thiên sứ. Ađaphanba đem theo 2000 tráng sĩ tay không tấc sắt thật lòng đến theo lời triệu tập. Nào ngờ bị bắt giam.

    Bisarô lòng tham không đáy, sau khi giết hại nhà vua lại đem quân tiến đến thủ đô Cuxơca của họ hòng vơ vét thêm châu báu. Thế nhưng rất kỳ lạ là trong thành phố, từ cung điện cho đến đền đài, đều trống trơn, cả đến hàng trăm gái đẹp ở nơi được gọi là “Amnicô của Mặt Trời” cũng chẳng biết đi đâu hết cả. Toàn bộ thành phố Cuxơca trở nên một thế giới chết.

    Vậy thì con người và của cải của đế quốc Inca làm thế nào mà bỗng chốc biến mất tăm mất tích? Cho đến nay các nhà sử học vẫn không hiểu.

đế quốc Inca


    Có một giả thuyết nói, người dân Inca biết rằng mình không thể nào chống cự nổi với những người Tây Ban Nha súng to gươm sắc, dã tâm ác độc, bèn đem xác ướp của nhà vua và tất cả vàng bạc châu báu của đất nước, sau khi cầu nguyện ông trời, đưa những báu vật quý giá đó dìm xuống hồ Titicaca ở độ sâu tới 250 mét.

    Thế nhưng suy xét sâu thêm, người Inca có tới 70.000 kỵ binh tinh nhuệ, lẽ nào họ không dám quyết một trận tử chiến với 180 lính Tây Ban Nha, mà cứ để mặc cho Bisarô tuỳ ý hoành hành, còn bản thân mình thì làm cuộc đại di cư, trốn vào núi cao rừng thẳm, nơi người đời không được biết. Điều này cũng thật vô lý.

    Thế nhưng rất nhiều các nhà khảo cổ học ngày nay đã liên tiếp phát hiện thấy những di chỉ của người Inca rất nhiều trong dãy núi Anđexơ, chứng tỏ người Inca quả thật đã vứt bỏ đế quốc mà mình đã bao đời vất vả tạo dựng nên, để xây dựng lại vương quốc của mình trong vùng rừng sâu núi thẳm.


Đọc thêm tại:

Đế quốc của người Inca

    Nơi phát tích của đế quốc Inca bên bờ hồ Titicaca. Tuy hồ Titicaca nằm trên cao nguyên cao tới 4000 mét, nó lại có nguồn nước thật dồi dào, thảm cây xanh trải rộng dưới ánh nắng chan hòa. Đó là nơi tốt nhất để xây dựng một quốc gia nông nghiệp. Nơi đây, người Inca đã sẹo tay chai chân, lăn lộn vất vả để xây dựng nên cung điện nguy nga hùng vĩ bằng phương pháp tiến bộ nhất. Ngày ngày cứ mặt trời mọc là làm việc, mặt trời lặn lại nghỉ ngơi, chồng làm ruộng, vợ dệt vải vá may, một bộ lạc sinh sống bình yên biết mấy.     Người Inca thờ cúng thần Mặt Trời, tiếp thu thuyết thần Mặt Trời thống trị đế quốc. Họ còn có một chế độ chính trị rất tiến bộ, có thể vận dụng hệ thống pháp luật hoàn thiện để cai trị dân chúng, nhưng không lấy pháp luật hà khắc, hình phạt nặng nề để áp bức dân lành.

Inca


    Người Inca lấy nông nghiệp để xây dựng quốc gia. Từ 400 năm trước Công nguyên họ đã biết tập trung thâm canh. Kỹ thuật trồng ngô của họ rât cao siêu và không một dân tộc nào có thể so sánh được. Ngoài ra, sản phẩm dệt của ngưòi Inca cũng đã đạt tới trình độ kỹ thuật điêu luyện, có bước đột phá so với trình độ xã hội đương thời. Những hàng dệt đủ các sắc màu, đủ mọi kiểu cách, cùng các hình vẽ tinh xảo trên đó đều đạt đên kỹ xảo tuyệt vời.

   Bởi vì họ đã khai thác được mỏ vàng, các kiến trúc cung điện trang nghiêm của đế quốc, khắp nơi đều được dát vàng, lấp lánh rực rỡ đến lóa mắt. Nhưng cũng chính điều đó đã đem đến cho họ những bất hạnh và tai nạn.

   Khi đến lượt vua Đônacabác thống trị đế quốc Inca thì đế quốc đi vào giai đoạn cực kỳ thịnh vượng. Sau khi vua Đônacabác qua đời, đế quốc Inca bị chia làm hai bộ phận, truyền cho hai con trai là Vaxơcan và Ađaphanba chia nhau cai trị. Thế rồi vào năm 1532, anh em tranh giành, không ai chịu nhường nhịn và chiến tranh nổ ra, gieo mầm họa diệt vong.

   “Họ ở trên Thái Bình Dương, trong những tòa nhà nổi trên mặt nước, họ ném ra những hòn lửa nhanh như chớp, tiếng vang như sấm dậy, rồi dần dần tiến sát vào bờ”. Đúng như những lời tiên tri, những “thiên sứ” mắt mèo, mũi khoằm, tóc đỏ da trắng, râu ria đầy mặt… đã trở lại. Những người Anhđiêng thậm chí không chống cự gì cả mà dâng luôn thành trông rồi bỏ chạy.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bi an kim tu thap ai cap, nguoi nguyen thuy

Tại sao người Maya xây dựng thành phố trong rừng sâu?

    Lấy thành phố Tican làm thí dụ. Từ thành phố này của người Maya theo đường chim bay tới vịnh Hônđurát chỉ có 109 dặm Anh (1 dặm Anh  1,6 km – ND) tới vịnh Campeca 161 dặm Anh, tới bờ biển Thái Bình Dương cũng chỉ có 236 dặm Anh. Người Maya rất am hiểu biển khơi.  Trong các di chỉ văn hóa của các thành lũy đổ nát của họ có rất nhiều san hô, và các vật phẩm được chế tác từ đồi mồi, vỏ sò, đã chứng minh điều đó. Vậy thì những thành phố đẩu tiên của họ tại sao không được xây dựng bên bờ sông hoặc bên bờ biển mà lại lựa  chọn nơi rừng rậm cách biệt thế giới bên ngoài xây dựng, và lúc di cư sau đó, họ cũng không tìmtới bờ sông bờ biển để cư trú mà lại tìm vào sâu hơn nữa trong rừng rậm hoang vu. Điều đó cũng thật là khó hiểu.

thành phố Tican


    Tican là một thành phố ở trong rừng sâu. Để giải quyêt nước ăn cho một thành phố  đông người và việc tưới tiêu cho cây cối hoa màu, họ buộc phải đào tới 13 cái hồ chứa nước xung quanh thành phố. Tổng dung lượng nước chứa được trong các hổ đó là khoảng 214.500m3 nước. Thời cổ đại mà đào được những hồ chứa nước như vậy không phải là việc bình thường. Nhưng điều khiến cho người ta khó lòng tưởng tượng nổi là những người Maya thông minh tuyệt vời như vậy, sao lại chọn nơi điều kiện khó khăn như vậy để xây thành lập nước, mà không chọn nơi thuận lợi phù hợp với lô-gích cuộc sống?

    Họ phải đình chỉ cả những công trình đã xây dựng xong quá nửa một cách vội vàng hối hả, thu dọn hành trang, bế con dắt lão, cả làng cả nước kéo nhau di cư đi nơi khác. Họ đã phải trải qua gian nan vất vả trong cuộc trường chinh tìm quê hương mới, cuối cùng đã phải dừng lại một cách tuyệt vọng ở phương Bắc và xây dựng một vương quốc mới. Họ lại căn cứ vào năm tháng mà lịch pháp của họ đã tính trước, bắt đầu xây dựng trở lại những thành phố của họ, xây dựng mới trở lại những đền đài và kim tự tháp khác, chứ nhất định không trỏ về quê cũ.

    Đó quả là  cả một điều bí mật. Tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều chưa được ra được một lời giải thích có sức thuyết phục.

    Văn minh Maya thần kỳ, đã bắt đầu công cuộc xây dựng những kim tự tháp khắp đại lục Nam Mỹ dường như chỉ trong một đêm. Điều đó khác nào một vở kịch, không cần có giới thiệu và mở đầu. Mở màn ra là người Maya bèn nhảy ra sân khấu, diễn ngay một vở kịch lịch sử hùng tráng. Rồi họ ra đi mà không đề lại cho lịch sử bất kỳ một sự giải thích nào, màn lại vội vàng khép lại, vở kịch lịch sử sóng cồn dữ dội, đầy kịch tính đến đó bỗng dừng lại. Chỉ có dây leo và rêu xanh của rừng nhiệt đới lặng lẽ che phủ dấu chân của người Maya, chỉ có những di tích đổ nát hoang tàn như muốn nháy mắt xét hỏi du khách…

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nguoi maya, nguoi nguyen thuy

Giả thuyết về lý do người Maya vứt bỏ nền văn minh

    Chỉ còn vấn đề dịch bệnh, xem ra rất có khả năng. Nhưng trên địa bàn cư trú hàng vạn cây số của người Maya, mà lại lây lan một loại dịch bệnh rộng khắp đến như thế thì rất hiếm. Hơn nữa, tính toàn bộ cuộc dư cư của người Maya kéo dài tới cả trăm năm.   Một trận dịch bệnh lây lan đột ngột kiểu cấp tính như vậy không thể có khả  năng kéo dài đến như thế được.

    Có người qua nghiên cứu một phần tượng thờ cũng bị phá huỷ, và hiện tượng ngôi báu của người thống trị bị lật đổ thì cho rằng có thể là do đấu tranh giai cấp. Đúng là đã từng có đấu tranh giai cấp trong xã hội của người Maya, nhưng đấu tranh đó chỉ mang tính cục bộ, chỉ xảy ra ở một số thành phố và địa phương cá biệt. Còn việc người Maya di cư lên miền Bắc mang tính toàn cục.

người Maya


   Có người lại giải thích việc di cư đó là nguyên nhân môi trường sinh thái, chẳng hạn có thể người Maya áp dụng biện pháp cày cấy nào đó không hợp lý, dẫn đến việc phá hỏng rừng cây, làm cho đất đai bạc màu v.v… gây ra cảnh đói khổ buộc phải, bỏ đi. Nhưng rất nhiều học giả qua khảo sát đà phát, hiện thấy, về sản xuất nông nghiệp thì người Maya đã để lại những dấu hiệu chứng tỏ họ có trình độ khá là tiên tiến. Từ rất sớm họ đã biết áp dụng chế độ luân canh, và đã biết cách tập trung sản xuất thâm canh. Làm như vậy sẽ không mất đi độ màu mỡ của đất, lại có thể nâng cao hiệu quả sản xuất. Như vậy thì vân đề biện pháp cày cấy sai lầm làm hỏng đất là không đúng.

   Còn có một số chuyên gia có cách suy nghĩ mới hơn. Họ nói rằng muôn tìm nguyên nhân ra đi của người Maya thì trước hết hãy xem xét nơi quê cũ được họ chọn như thế nào đã. Chúng ta đã biết, những thành phố cổ nhất của người Maya đều không được xây dựng bên bờ sông. Người Ai Cập và người Ấn Độ thoạt tiên đều được phát tích ở lưu vực các con sông Nin, sông Hằng, và các nền văn minh cổ Ai Cập, cổ Ấn Độ đều được sản sinh ra bên bờ sông Nin và bên bờ sông Hằng. Sông không những chỉ đưa đến cho các đô thị cổ sự tiện lợi về ăn uống và cấp thoát nước, mà có còn là đường giao thông thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa. Qua những dân tộc có nền văn minh phát triển đều có thể thấy họ không thể tách rời sông ngòi.

    Trái lại, ngưòi Maya lại xây dựng các thành phố  phồn vinh của mình ở tận trong rừng rậm nhiệt đới. Điều đó có ý nghĩa riêng của nó.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nguoi maya, bi an kim tu thap ai cap

Tại sao người Maya lại vứt bỏ văn minh?

    Người Maya từ rất xa xưa đã sáng tạo ra nền văn minh rực rỡ của loài người, vậy thì làm sao nền văn minh của loài người hiện đại lại để mất đi dấu tích của người Maya?    Hiện tượng “văn minh từ trên trời rơi xuống” của người Maya, làm sao lại giống như một vở kịch lịch sử vừa mới diễn xong màn mở đầu mà đã kết thúc? Người Maya vì sao lại vứt bỏ văn minh để trở lại thời nguyên thuỷ? Đó là vấn đề bí ẩn.

Người Maya


    Năm 830 công trình thành Cô ban đồ sộ bỗng nhiên tuyên bố dừng mọi công việc. Năm 835 , công việc xây dựng đền thờ kim tự tháp Palenque cũng đình chỉ thi công. Năm 889 công trình xây dựng quần thể đền đài  Ticari đang dang dở cũng dừng lại giữa chừng. Năm 909, thành luỹ cuối cùng của người Maya, với những cột đá đã xây dựng xong quá nửa cũng phải dừng lại. Tình hình đó khiến chúng ta liên tưởng đến các công trường khai thác đá trên đảo Rapanui bỗng dưng đình chỉ.

    Lúc bấy giờ, những người Maya đang sinh sống và làm việc ở mọi nơi dường như cùng nhận được một mệnh lệnh nào đó, họ vội vứt bỏ những dinh luỹ và đền đài mà bao đời vất vả phấn đấu để xây dựng, và rời bỏ cả mộng đất phì nhiêu đang trồng cấy, mà di cư nơi thâm sơn cùng cốc hoang vu.

    Những di chỉ văn hóa phát triển rất cao của người Maya mà ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy được chính là những công trình mà người Maya vứt bỏ trên cố hương của mình. Những bức chạm khắc đá, những khung nhà mà du khách ngày nay có thể bồi hồi đi lại chiêm ngưỡng sự tinh xảo đẹp đẽ của nó, rồi ca ngợi và nuôi tiếc, thì những chuyên gia và học giả lại đau đầu suy ngẫm, và càng nghĩ càng cảm thấy bí về cách giải thích.

    Người Maya vứt bỏ những thành phố phồn hoa do chính bàn tay mình xây dựng nên, để di chuyển vào nơi rừng già hoang vắng. Cách hành động vứt bỏ văn minh trở về cuộc đời tăm tối đó là tự nguyện hay do nguyên nhân nào khác?

    Các nhà sử học có những giải thích và suy đoán khác nhau. Như: ngoại tộc xâm lấn, khí hậu đột biến, động đất, dịch bệnh… Tất cả những thứ đó có thể đẩy một dân tộc di cư một cách đại quy mô. Thế nhưng những giải thích và suy đoán ấy đều không đủ sức thuyết phục. Trước hết, tại lục địa Nam Mỹ hồi bấy giờ chưa có một dân tộc nào lớn mạnh có thể đối đẩu được với người Maya. Bởi vậy quan điểm cho rằng ngoại tộc xâm phạm là không thể có. Còn các chuyên gia khí tượng qua nỗ lực nghiên cứu tìm tòi vẫn không tìm thấy chứng cứ chứng tỏ lục dịa Nam Mỹ vào thế kỷ 8 và thế kể 9 có sự thay đổi dột ngột dẫn đến một tai họa nào đó. Ngoài ra, những công trình kiến trúc bằng đá của ngưòi Maya rất hùng vì ấy. trừ một sô bị sụp đổ còn rất nhiều đã trải qua mùa gió ngàn năm vẫn hầu như còn nguyên vẹn, bởi vậy, giả thuyết về động đất cũng loại trừ.

Tàu vũ trụ đã có từ thời người Maya?

    Đương nhiên là tất cả đều đã có phần biến dạng, chúng ta không thể nào biết được những thợ chạm khắc đá của người Maya thời đó đã dựa vào bức ảnh nào để khắc, hoặc tô lên những bức vẽ mà đến ngày nay nguyên mẫu của nó mới xuất hiện, đó là một nhà du hành vũ trụ điều khiển phi thuyền, hai mắt dán vào những đồng hồ. Đây rõ ràng là tác phẩm phỏng theo của người Maya, bởi vì nhà du hành vũ trụ đó có phần giống với người Maya, hoặc là người Maya cho rằng sẽ có một ngày họ cũng có thể du hành vũ trụ. Dù rằng các thợ chạm khắc Maya khi khắc ống hơi đã cho nó cong đi biến thành đường diềm ở khung trang trí, các loại đồng hồ, hình vòng và hình xoáy ốc, đều được xử lý thành các hình vẽ mang dáng vẻ nghệ thuật, nhưng tất cả đều được nhận biết rất rõ. Phương tiện chuyên chở này có hình phía trước nhọn, phía sau to, cửa nhận hơi vào có hình máng lõm, cần điều khiển cùng với bàn đạp, rồi ăng-ten, ống mềm vẫn được miêu tả một cách sinh động. Nghe nói khi tấm ảnh chụp tác phẩm này được đưa đến trung tâm hàng không vũ trụ Mỹ, các chuyên gia tham gia nghiên cứu chế tạo phi thuyền vũ trụ, đều rất ngạc nhiên và thán phục kêu lên:

 thời người Maya

   “Ghê thật, giỏi thật, đây là phi thuyền vũ trụ cổ đại!” Nên biết rằng cổ đại không có phi thuyền, mà cũng không thể có được vật thể bay vào Vũ Trụ. Vậy thì làm sao người Maya cổ đại lại am hiểu đến thế về sự kỳ diệu của phi thuyền vũ trụ? Và làm thế nào mà họ lại vẽ khắc ra được trạng thái căng thắng khi điểu khiển phi thuyền trong cái khoang chật hẹp của nó mà nhà du hành phải làm việc khẩn trương? Lời giải thích tạm có thể chấp nhận là:

   Vào thời cổ đại rất xa xưa, trong vùng rừng rậm nhiệt đới Nam Mỹ có khả năng đã từng có những sinh vật trí tuệ cao từ ngoài hành tinh đến đó. Họ đã bước ra ngoài phi thuyền trong sự sùng bái tế lễ của người Maya. Họ dạy cho người Maya những kiến thức về thiên văn và lịch pháp, đồng thời khoe với họ về công cụ vận tải của mình. Truyền thụ cho họ những kiến thức làm ruộng, rồi sau đó lại ra đi; và trước lúc ra đi, có thể họ đã hứa là sẽ quay trở lại thăm viếng vùng Nam Mỹ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: người maya, người nguyên thủy

Những hình vẽ kì lạ trên tảng đá của người Maya

    Người Maya bảo chúng ta rằng, tất cả nền văn minh của họ đều là do một vị thần mang đến cho họ. Họ miêu tả vị thiên thần đó mặc áo trắng đến từ một quốc gia phương Đông nào đó mà họ không biết. Vị thần đó đã dạy cho người Maya những kiến thức và kỹ năng khoa học kỹ thuật, và còn đặt ra luật pháp vô cùng chặt chẽ.     Nghe nói, dưới sự chỉ đạo của ông, người Maya trồng ngô thu được những bắp to lớn bằng thân người của họ.Ông ta dạy cho người trồng bông, thu được những thứ bông có màu sắc khác nhau. Vị thần đó, sau khi dạy cho người Maya xong những thứ đó, đã lên một chiếc thuyền và thuyền đó của ông bay vào Vũ Trụ. Còn nữa, vị thần đó còn bảo với người Maya vẫn nhớ ông ta rằng, rồi ông ta sẽ quay trở lại.

    Nếu như chúng ta tin vào truyền thuyết thần thoại đó, vậy thì hiện tượng văn hoá Maya đã có được đáp án.

hình vẽ kì lạ

   Palenque nằm trong một thung lũng hoang vu trên cao nguyên của Mêhicô. Mười mấy thế kỷ nay, người dân địa phương không hề quan tâm đến một ngôi đền tế thần hoang phế và đổ nát. Đến thập niên 50 của thế kỷ 20 này, khi các nhà khảo cổ học đến dọn dẹp ngôi đền đổ nát đó của người Maya, đã phát hiện trong lớp bụi đất và rêu xanh một tảng đá lớn, nặng, trên đó khắc đầy những hoa văn và hình vẽ.

   Hình vẽ khắc trên tảng đá vừa thần kỳ lại vừa khoa trương, một người giống như đang điều khiến xe mô-tô, hai tay cầm một vật giống như tay lái xung quanh là những hình trạm khắc đường diềm hoa văn trang trí đủ loại. Lúc bấy giờ, các nhà khảo cổ giải thích rằng, đây là một bức vẽ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người Maya. Nhưng từ thập niên 60 của thế kỷ 20 trở lại, hai nước Mỹ, Xô thay nhau phóng những tên lửa vũ trụ, những thiết bị bay, tàu vũ trụ chở người hoặc không chở người, bay qua bay lại như thoi đưa trong Vũ Trụ. Sau khi các nhà du hành vũ trụ gửi về trái đất những bức ảnh chụp từ vũ trụ và từ Mặt Trăng, thì mọi người mới giật mình hiểu ra rằng, những bức vẽ ở Palenque đâu phải sự tưởng tượng hoặc thần thoại gì, đó chính là bức vẽ thể hiện các nhà du hành vũ trụ đang điều khiển phi thuyền đi trong Vũ Trụ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: người maya, bí ẩn kim tự tháp ai cập

Ai dạy người Maya cách tính lịch ?

    Phép đếm này gợi ý về cái gì? Lấy cái gì làm căn cứ? Không ai có thể hiểu được. Người Maya còn là dân tộc đầu tiên trên thế giới nắm vững khái niệm số “0″. Nên biết rằng việc nhận thức và vận dụng số “0″ trong toán học đánh dấu trình độ nhận thức của một dân tộc. Về vấn đề này, người Maya so với người Trung Quốc và người châu Âu đã sớm hơn được 3800 năm và 1000 năm.

    Kim tự tháp mà người Maya căn cứ vào lịch pháp của mình để xây dựng nên, thực chất là một đàn cúng tế thần linh kiêm đài quan trắc thiên văn.

người Maya


    Đài thiên văn ở Sácchin là đài thiên văn số một do người Maya xây dựng nên cũng là đài thiên văn cổ nhất. Đỉnh chóp của đài thiên văn này cao trội hẳn lên trên các ngọn cây trong rừng rậm, bên trong có một cầu thang tròn lên tận đỉnh chóp của đài quan sát. Trong đỉnh chóp có các cửa sổ để quan trắc các tinh tú.

    Bên ngoài vách đá của tháp có trang trí hình khắc thần mưa, còn có cả hình khắc phù điêu hình người vươn cánh bay vào Vũ Trụ, Tất cả cái đó làm cho người ta có vô vàn suy nghĩ và tưởng tượng mung lung.

   Nếu bạn còn biết rằng, người Maya trong tình hình lúc bấy giò mà lại đã biết được sự tồn tại của các sao Thiên vương và Hải vương thì bạn có kinh ngạc không?

    Cửa sổ đài thiên văn Sácchin của họ không phải hướng về những vì sao sáng nhất, mà họ hướng về nơi màn đêm trầm lặng bên ngoài dải Ngân Hà. Còn lịch pháp của họ thì có thể duy trì được đến 400 triệu năm sau, nó được dùng đê làm gì? Có ý gì?

    Ngoài ra họ thu được từ đâu, mà tính ra được năm Mặt Trời và năm sao Kim với độ chính xác chỉ sai có mấy phần sau dấu phẩy 4 con sô?

   Rất hiển nhiên, tất cả những kiến thức đó đã vượt ra ngoài nhu cầu thực tế của người Maya đang sống trong thòi kỳ xã hội nông nghiệp, và khiến cho người ta không thể nào hiếu nổi.

   Đã nằm ngoài nhu cầu của họ, thì chứng tỏ những kiến thức đó không phải do người Maya sáng tạo ra. Vậy thì ai đã truyền thụ cho người Maya những kiến thức đó?Trong thời đại mà tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều đang sông trong mông muội, thì ai đã nắm được những kiến thức tiên tiến như vậy?

   Xin bạn đọc tưởng tượng xem.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kim tự tháp, nguon goc loai nguoi

Nền toán học phát triển tinh xảo của người Maya

    Người Maya sáng tạo được một nền toán học phát triển tinh xảo, để có thể ghi chép các sự việc theo năm tháng, đê quyết định thời gian gieo trồng và thu hái, tính toán một cách chính xác thòi tiết và những ngày mưa nhiều nhất trong năm, lợi dụng một cách tốt nhất những vùng đất đai nghèo cằn cỗi.

Người Maya


    Kỹ xảo toán học của họ, trong các dân tộc thời cổ đại nguyên thủy, thật là tài giỏi đến kinh người, nhất là việc họ rất thành thạo khái niệm về số “0″. So với các nhà buôn Ả Rập vượt sa mạc đưa khái niệm số “0″ truyền từ An Độ sang châu Au thì người Maya sớm hơn hẳn 1000 năm.

    Ngươi Maya tính ra rằng, mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức về thòi gian Trái Đất tự quay và quay quanh Mặt Trời hết một chu trình. Người Maya ngoài sự hiểu biết về lịch Trái Đất vô cùng chuẩn xác, họ cũng còn rất am hiểu về lịch năm của sao Kim.

     Một năm của sao Kim tức là thòi gian để sao Kim quay quanh Mặt Trời hết một chu trình. Người Maya tính rằng, một năm sao Kim dài 584 ngày. Còn ngày nay chúng ta tính ra một năm sao Kim dài 584,92 ngày. Đó là một con số chuẩn xác đến kinh ngạc. Mấy ngàn năm trước, người Maya để có phương pháp tính lịch chuẩn xác đến như vậy. Điều đó có nghĩa là gì?

   Trong thực tiên xã hội và sản xuất, phần đông các dân tộc căn cứ vào số ngón tay để sáng tạo ra phép đếm cơ số 10. Còn người Maya lại căn cứ vào sộ” ngón tay và ngón chân cộng lại để sáng tạo ra phép đếm cơ số 20 kỳ quặc. Ngoài ra họ còn sử dụng thêm cả phép đếm cơ số 18 nữa.

Những di chỉ cổ đại ở vùng rừng rậm và đồng hoang Nam Mỹ

    Vô số những kỳ tích mối mẻ tới tấp đến với đội khảo sát, và từ đó truyền đi: Nào là kim tự tháp của người Maya đẹp hơn kim tự tháp của người Ai Cập, kim tự tháp trong thành phố Tican của Goatêmala cao tới 230 thước Anh (1 thước Anh «0,3 mét), tượng đá hình người khổng lồ ỏ Mêhicô xếp thành trận đồ hình. vuông khiến người ta không hiểu nổi. Nào là kim tự tháp ở Tơanđioacan hùng vĩ và tinh xảo, thật là tuyệt duyệt…

kim tự tháp của người Maya

    Theo thống kê, các đội khảo sát các nước đã phát hiện thấy tới hơn 170 di chỉ các thành phố hoang phế cổ đại ở khắp vùng rừng rậm và đồng hoang của châu Nam Mỹ. Những di chỉ đó chứng tỏ một địa bàn sinh sông và hoạt động bao la của người Maya vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 8. Địa bàn đó từ Mêhicô ở phía Bắc, kéo dài xuống phía Nam, tới tận Goatêmala, Hônđurát và đến tận dãy núi Anđexơ của Pêru. Chúng mách bảo người ta rằng, 3000 năm trước đây, người Maya đã sinh sông bình yên trên dải đất này.

    Không có một sức mạnh tinh thần và vật chất nào có thể đảm bảo – dù cho có cả trí tuệ đến từ ngoài hành tinh gợi ý rằng cư dân Nam Mỹ đã sáng tạo ra những kỳ tích như thế. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng, khi sáng tạo ra một loạt những kỳ tích đó, người Maya đã đi vào một xã hội nông nghiệp giàu có, đồng thời đã tự sáng tạo ra chữ viết độc lập của chính mình.

    Nhưng đi sâu hơn nữa, họ mối thấy không hiểu được người Maya xây dựng kim tự tháp như thế nào và để làm gì. Rồi điều khiến cho người ta càng kinh ngạc hơn là người Maya lại có sự hiểu biết về thiên văn học giỏi đến như thế. Trình độ toán học của họ thì đã vượt xa người châu Âu đến 10 thế kỷ! Một xã hội chỉ dựa vào việc trồng cấy để làm nguồn sông duy nhất, vậy mà có được kiến thức thiên văn và toán học tiên tiến như vậy, điêu đó qua thật khiên cho người ta phải hoài nghi. Ngoài ra, nên văn minh cổ đại sáng chói của người Maya để lại những di chỉ được người ta thán phục, cũng lại khiến cho ngưi ta phải hỏi: Làm sao có được những thứ đó? Tài liệu của giới sử học chứng tỏ, trước khi nền văn minh sáng chói ấy ra đời, thì người Maya vẫn đang sông trong hang động, nhờ mò cá và sản bắt mà sông qua ngày. Trình độ xã hội gần như đang ở thòi nguyên thủy. Còn có nhiều người ngò rằng, người Maya có phải là thổ dân thực sự của châu Mỹ không? Bởi vì không có chứng cứ chứng tỏ rằng nền văn minh như kỳ tích trong vùng rừng rậm Nam Mỹ có được dấu vết của sự tiến dần hoặc một thòi kỳ quá độ nào đó. Không có một quá trình phát triển từ thấp lên cao. Chẳng nhẽ tất cả những thứ đó của người Maya từ trên trời đưa xuống ư?

    Đúng thật, tất cả những thứ đó từ trên trời giáng xuống. Khảo cổ trên mặt đất không tìm thấy vết tích gì của hình thái quá độ trước khi có nền ván minh đó. Phân tích những thần thoại truyền thuyết trước đó cũng không tìm ra manh mối gì. Nền văn minh Maya dường như là xảy ra sau một đêm, rồi lại sau một đêm phát triển rộng khắp Nam Mỹ. Thật là kỳ lạ! Ngoài thần linh ra, ai có tài ảo thuật như vậy? Điều bất hạnh là, thần thoại của người Maya nói rằng tất cả các thứ của họ đều đo thần linh mang cho. Chuyện thần thoại lưu truyền trong vùng bảo họ rằng, trước khi xuất hiện loài người, rất nhiều thần linh đã từng tụ hội ở đây và bàn bạc những đại sự của loài người!

Từ khóa tìm kiếm nhiều: những bí ẩn của thế giới, kim tự tháp

Chữ trên những tấm gỗ tại đảo Rapanui có ý nghĩa gì?

    Theo quy luật thông thường, sự nổi lên của một nền văn minh là một chỉnh thể phức hợp. Ý nghĩa này muôn nói là trên đảo Rapanui không nên cổ những tượng đá như vậy, mà phải gồm cỏ cả tôn giáo, tín ngưỡng, thần thoại, truyền thuyết và những sản vật văn minh khác nữa như vồn tự…

    Căn cứ theo hồi ký Rôgơven thì khi họ đặt chân lên đảo Rapanui đã phát hiện thấy xung quanh những tượng đá có rất nhiều nhũng tấm gỗ, trên đó khắc đầy những chữ tượng hình kỳ dị.

Chữ trên những tấm gỗ tại đảo Rapanui


    Những chữ tượng hình đó vô cùng kỳ quái, nó khác hẳn chữ tượng hình cổ đại của Trung Quốc, mà cũng khác với chữ tượng hình của Ấn Độ, Ai Gập, Những hình tượng của họ có đặc trưng theo xu hướng phù hiệu. Những nét khắc thô mảnh sâu nông, dường như đều mang theo hàm ý nhất định. Hơn nữa cả tấm hoàn chỉnh thì tựa như phương thức sắp xếp viết theo mật mã, và dường như đều biểu hiện một quy luật tiết tấu nào đó, có cảm giác nhịp điệu lên xuống.

    Lãnh địa người Maya cư trú bao gồm phần trái tim châu Mỹ, từ Goatêmala, Bêlidê, Mêhicô, Hônđurát và một phần Xanvađo, với ba vùng trung tâm cách biệt nhau: Vùng Tiabaxơ và vùng đồng bằng ven biển Thái Bình Dương ẩm ướt và miền Tây Xanvađo, vùng vịnh Mêhicô nối dài tối Bêlidê, tới vùng rừng rậm nhiệt đối Đônđurát. Dân cư tập trung chủ yếu ở tỉnh Peten của Goatêmala và vùng đất trũng có nhiều núi đá thấp Jucađơn.

    Năm 1893 một họa sĩ người Anh phát hiện thây một tòa thành luỹ đổ nát trong vùng rừng rậm Hônđurát.

    Đương nhiên không có một nàng công chúa xinh đẹp nào ngủ trong đó cả, chỉ có những đoàn tường thành đổ nát xen lẫn những lùm cây rậm rạp. Những tảng đá kê to lớn nằm trên nền ngôi đền sụp đổ, tảng nào cũng chạm khắc đầy những hình tinh xảo và đẹp đẽ. Những đường phố được ghép bằng đá tảng chứng tỏ nó từng là một đô thị đông đúc mặc dầu bây giờ chỉ còn “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Bên lề đường có cống thoát nước, chứng tỏ nó là một đô thị khá là văn minh. Những nhà dân và những dinh thự của quan lại quý tộc bằng đá được xây dựng hai bên đường phố” tuy hầu hết đã đổ nát, nhưng qua đó vẫn có thể thấy được cảnh tương tưng bừng náo nhiệt thời xưa cũ.

    Tất cả những tảng đá đều đã bị rêu xanh phong kín hoặc bị cỏ dại gai góc trùm lên, hoặc 50 những dây leo chằng chịt như đàn rắn quấn chặt lấy. Những cây cối mọc qua kẽ đá nền đường và nền nhà làm bật lên các tảng đá, còn những tán cây che bóng dày đặc thì vươn vào không gian che vội những vết tích thành phố, dường như muốn giấu đi những kỳ tích bí ẩn nào đó.

    Những cảnh tượng thiên nhiên hoang dã với di chỉ văn hóa nhân tạo hùng vĩ là sự tương phản rất lớn khiến người ta phải xúc động mạnh không thể kìm được.

    Phát hiện thành phố trong rừng rậm được tiết lộ làm cả thê giới xôn xao. Trong suốt thế kỷ 20, hết đợt này đến đợt khác, các nhà khảo cô tới tấp tìm đến Hônđurát, rồi sau đó họ đưa bàn chân tìm kiếm thám hiểm bước rộng ra đến các vùng đất của Goatêmala, Mêhicô, Pêru và đi khắp đại lục Nam Mỹ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kim tu thap ai cap, nguồn gốc loài người

Những tượng đá trên đảo Rapanui được vận chuyển như thế nào?


   Vậy thì những tượng đó được vận chuyển như thế nào trên đảo?

 tượng đá trên đảo Rapanui


    Ngoài rạ, trong số những tượng đá trên đảo, không ít những tượng đội mũ đá. Những chiếc mũ đá đó, nhỏ cũng phải 2 tấn, to thì phải mười mấy tấn. Đây lại thêm một vấn đề nữa, muốn đưa được những chiếc mũ đá đó lên đầu tượng đá khổng lồ, thì ít nhất cũng phải có thiết bị cần cẩu. Trên đảo không có cấy côi, cả đến gỗ làm con lăn cũng chẳng kiếm nổi, thì vật liệu gì để có thể làm được cần cẩu quả thật là mơ cũng chẳng có.

    Rồi thì 5.000 lao động khỏe mạnh ăn bằng gì? Sống bằng gì? Trong thời kỳ lịch sử xa xưa ấy, trên đảo chỉ có mấy trăm thổ dân, họ ăn gió nằm sương giông như người nguyên thủy thì làm gì có lương thực cung cấp cho 5.000 miệng ăn của người lao động. Vỏ cây trên đảo, trồng cấy lương thực, họa hoằn có tôm cá trôi dạt vào bãi cát cũng không thê nào thỏa mãn nổi nhu cầu cuộc sông thấp nhất cho họ.

    Hiện nay trên đảo cũng chỉ có 1.800 người, rất nhiều đồ dùng sinh hoạt còn phải dựa vào sự cung cấp từ bên ngoài.

    Có lẽ là thế lực tôn giáo bắt buộc thổ dân trên đảo sáng tạo ra những kỳ tích thế gian này. Nhưng thổ dân trên đảo là những cư dân nguyên thủy chưa có tín ngưỡng tôn giáo nào. Mãi đến nửa sau thế kỷ 19, khi các giáo sĩ người Pháp tới truyền đạo, họ mới dần dần tiếp thu đạo Thiên Chúa Rôma. Những tượng đá đứng nhìn ra biển thì đại diện cho tôn giáo gì. cả đến người dân trên đảo cũng chẳng hiểu gì.

    Nữ sĩ đội trưởng đội khảo sát của viện bảo tàng Britain Scoxơbe Rôtơli, bằng một giọng cực kỳ xúc động và mơ hồ ghi trong hồi ký của mình “…Vì không khí trên đảo khiến chúng tôi có cảm giác rằng xưa kia nó đã từng tồn tại mà ngày nay thì đã mất đi một quy hoạch quá đồ sộ với một khí thế VÔ biên, Những rốt cuộc nó là cái gì? Và nó vì cái gì?”

Đọc thêm tại : http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/05/tren-ao-rapanui-xay-ra-viec-gi.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhung bi an cua the gioi, nguồn gốc loài người

Trên đảo Rapanui đã xảy ra việc gì?


    Phóng tầm mắt ra toàn bộ “công trường” khai thác đá, thật là quang cảnh đồ sộ, người ta không thể tưởng tượng được việc gì đã xảy ra, khiến tất cả hàng loạt những thợ đá kéo nhau bỏ đi. Trên “công trường”, những mảnh đá vỡ, những đá vụn vứt lại tứ tung, tựa như những vết chân bỏ chạy trong hỗn loạn. Trên những mảnh đá đó còn đê lại vết đục khá sâu và những mạt đá bắn tung tỏa khắp nơi, cũng như có ý bảo cho mọi người rằng: lúc bấy giờ, trên “công trường” đang tràn trề bầu không khí vui vẻ và lao động hăng say.

    Những tác phẩm ở những mức độ tiên triển khác nhau trên công trường như ngưng đọng vết thời gian ở đó. Vậy trên đảo đã xảy ra việc gì?

   Núi lửa phun trào trăng? Chẳng phải là đảo này được hình thành nhờ núi lửa đó sao? Đúng thế, nhưng các nhà địa chất bảo rằng, đảo Rapanui cố nhiên là đảo núi lửa, nhưng núi lửa đã tắt từ lâu, trước khi có loài người đến cư trú trên đảo, và nó đã ổn định suốt từ đó. Hay là bị cuồng phong sóng giữ, hoặc tai họa gì đó khiến cho công trường phải dừng việc. Nhưng cư dân trên đảo đã quá quen với cảnh sóng gió như vậy, chắc chắn chẳng có gì phải hoảng loạn trước cảnh đó. Và nếu thế, sau khi tai qua nạn khỏi, công việc lại có thể phục hồi trở lại, Nhưng họ đã không làm như thế.

   Vì sao lại như vậy? Vì sao phải tạc những tượng đá khổng lồ này là một điều bí ẩn, vì sao trên công trường đá đột ngột dừng mọi việc lại là một bí mật nữa.

những tượng đá khổng lồ


    Rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nghiên cứu 600 pho tượng rải rác trên đảo và quy mô, tình hình ở những nơi công trường khai thác đá tạc tượng đã cho rằng, khôi lượng công việc như thê đòi hỏi phải có 5.000 lao động khỏe mạnh mới có thể làm nổi. Họ đã tiến hành, thì nghiệm, tạc một pho tượng đá hình người cỡ trung bình, thấy rằng phải có mười mấy thợ làm việc suốt một năm. Dùng bộ con lăn gỗ trượt đi hầu như là cách giải quyết duy nhất vấn đề vận chuyển trên đảo. Hơn nữa phương pháp vận chuyển nguyên thủy đó có thể đưa được những vật khống lồ như vậy đến bất cứ xó xỉnh nào trên đảo. Thế nhưng, rõ ràng phương thức này đòi hỏi rất nhiều sức lao động. Điểu đó hãy tạm chưa nói tới, điều khiến chúng ta càng khó hiểu nữa là, khi Jacôbơ Rugơven mới đến đảo này, ông ta đã nói rằng trên đảo dường như không có cây cối gì cả. Vậy là không thể có việc dung con lăn gỗ để vận chuyển những tượng đá khổng lồ đó được.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhung bi an cua the gioi, kim tu thap ai cap

Ai là người chế tác ra những tảng đá trên đảo Rapanui


    Những tượng đá này có dáng tạo hình thông nhất: hình người có khuôn mặt dài nhỏ, thần sắc đờ đẫn, chứng tỏ chúng được gia công chế tác theo một hình mẫu thống nhất. Phong cách đặc biệt mà tượng đá thể hiện thì không nơi nào có, chứng tỏ nó là sản phẩm của chính trên đảo đó, không thể là ảnh hưởng ngoại lai. Nhưng cũng có những học giả cho rằng, tạo hình của chúng có phần giống với tượng người bằng đá của di chỉ văn hóa của người Anhđiêng ở và Maya ở Tinacaoa Mêhicô. Phải chăng là văn hóa Mêhicô cổ đại đã ảnh hưởng đến nó. Mêhicô cách xa đảo Rapanui hàng mấy ngàn cây số, có khả năng ấy hay không?

tảng đá trên đảo Rapanui


   Không có khả năng ấy bởi những lý do: Những tượng đá này, nhỏ thì cũng nặng tối khoảng 2,5 tấn, còn to thì tới khoảng 50 tấn, một số tượng còn có mũ. Mũ đá cũng là một vật nặng tới hàng tấn. Chúng đã được những người khai thác đá, đục lấy ra như thế nào, rồi được gia công chế tác như thế nào, dùng cách gì để vận chuyển tới nơi xa xôi đê dựng lên cho nó đứng sừng sững một cách vững chãi như vậy. Hơn nữa, mấy thế kỷ trước, cư dân trên đảo còn chưa biết đến đồ sắt. Đó là những điều khiến cho người ta không thể tưởng tượng được.




    Thế là, ở đây lại đặt ra một vấn đề khá là nghiêm túc: Ai là ngươi chế tác ra những tượng đá trên đảo. Thổ dân trên đảo chăng? Không có khả năng lắm.

    Người ta đã thống kê, tất cả có 600 pho tượng. Người ta còn điểu tra cách phân bô” những tượng đá khổng lồ trên đảo, và họ đã phát hiện thấy nơi khai thác đá ở trên dãy núi Ranôrakô. Có tối mấy nơi trên đó đã được khai thác đá. Những loại đá trên đó rất cứng mà lại bị người ta lấy ra một cách dễ dàng ngon lành như tùy ý cắt bánh ga-tô vậy. Mấy chục vạn mét khối đá cứng được đục lẩy ra, khắp noi vương vãi đầy những đá vụn để lại. Những tượng đá khống lồ sau khi được làm xong đã được chuyển đến nơi xa đặt dựng. Trên “công trường” vẫn còn nằm lại ngổn ngang hàng trăm tảng đá chưa được gia công và những pho tượng đang được chế tác dang dở. Một pho trong sô” đó thật là kỳ diệu, phần .mặt của tượng đá đã tạc xong, nhưng phần sau đầu thì vẫn đang liền với núi đá. Thực ra, chỉ cần mấy nhát nữa là có thê tách tượng ra khỏi núi. Thế nhưng tác giả của nó lại không làm như vậy. Dường như họ bỗng phát hiện ra điều gì và vội vàng bỏ đi.


Đọc thêm tại:

Những tượng đá trên đảo Rapanui

    Về chiếc mũ đỏ trên đầu tượng thì không phải tượng nào cũng có. Chỉ có tất cả hơn 30 tượng được vinh dự đội mũ đỏ mà thôi, và số tượng có mũ ấy được chia ra, bò Đông Nam của đảo có 15 cái, bờ Bắc đảo có 10 cái và bờ Tây đảo có 6 cái. Những tượng đá được đội mũ đỏ ấy, giống như những nhà quý tộc trong đám tượng bình dân.

tượng đá trên đảo Rapanui


    Những tượng đá được người đời ca ngợi đã trở thành tượng trưng cho hòn đảo nhỏ cô đơn nơi chân trời góc biển. Nhưng khi ca ngợi những pho tượng, người ta lại thắc mắc: Tượng đá đại diện cho cái gì? Thổ dân trên đảo dùng những dụng cụ thô sơ mà sao có thể tạo ra được những tượng như thế?

    Hai trăm nay, những vấn đề đó đã thu hút sự viếng thăm của các nhà nhân chủng học, các nhà nghiên cứu phong tục, các nhà dân tộc học, địa chất học, khảo cổ học, Họ tới tấp tìm đến đảo nhỏ mong có thể vén được tấm màn bí mật trùm trên đảo để mọi người hiếu ra sự thật.

    Khi các chuyên gia “thỉnh giáo” cư dân trên đảo thì được câu trả lòi bất ngờ: Cư dân trên đảo không hề biết lai lịch các tượng đá ấy. Trong sô” thổ dân, không có người nào tham gia việc tạo tượng. Có nghĩa là khái niệm của họ về những tượng đá ấy cũng chỉ giông như chúng ta, không biết gì cả.

    Những tượng đá không lồ trên đảo Rapanui đang được các du khách hết đợt này đến đợt khác đưa vào du ký, nhật ký, hồi ký, miêu. tả… và ngày càng trở nên bí ẩn. Nếu không như vậy thì nó đã bình lặng như bao đảo nhỏ khác trên vùng biển Thái Bình Dương. Từ khi máy ảnh ngày càng phô cập, máy thu hình đi vào mọi nhà thì những tượng đá khổng lồ hình người được truyền hình tới khắp thê giới, khiên cho già trẻ gái trai, ai ai cũng biết. Nhưng rồi ai cũng không hiểu; Những thổ dân trên đảo làm ra những tượng ấy để làm gì? Các chuyên gia thì thắc mắc: Những tượng ấy được tạo ra như thế nào?Còn các nhà sử học thì lại lấy làm thú vị là tượng đá được tạo ra và hoàn thành vào thòi kỳ nào? Các nhà nhân loại học thì lại chú ý tới: Những tượng đá này nên đưa vào nền văn hóa gì? Nó có hàm ý gì?



Đọc thêm tại:

Di chỉ văn minh cổ đại trên đảo Rapanui

    Đảo Rapanui của Chilê là một trong những nơi cô đơn nhất trên Trái Đất. Nó nằm giữa mênh mông biển cả Nam Thái Bình Dương, cách bờ biển Nam Mỹ 3700 km, cách đảo có người ở gần nhất cũng phải 1000 km. Khi người ta tìm thấy đảo này thì trên đảo đã có hai loại cư dân, một loại là người Pôlinêxia ăn lông ở lỗ, đúng là đang ở thòi kỳ nguyên thủy. Còn một loại là những tượng điêu khắc được tạc bằng đá tảng đại diện cho nền văn minh phát triển cao.

đảo Rapanui


Cư dân trên đảo hiện nay vừa không có kỹ thuật điêu khắc tạc tượng đá với nghệ thuật tạo hình cao như vậy, vừa không có kỹ thuật hàng hải để vượt hàng ngàn cây số đường biên. Người ta phải hỏi rằng: Người nào đã tạc nên những tượng đá đó? Họ làm như thê đê làm gì? Mục đích ở đâu? Tất cả điều đó khiến cho đảo này bị trùm lên một bức màn bí mật. Nếu không có những tượng đá ấy, thì đảo Rapanui cũng giống như bao nhiêu đảo bình thường khác trên Thái Bình Dương mà thôi, chẳng có gì phải bàn.

    Lịch sử phát hiện ra đảo Rapanui chưa được bao lâu. Ngược dòng lịch sử đến năm 1722, người Hà Lan lần đầu tiên đặt chân lên đảo này, và đặt tên cho nó, đó là ngày 5 tháng Tư, đúng vào ngày lễ Phục Sinh, họ đặt tên cho nó là “đảo lễ Phục Sinh”, Một cái tên thật kêu cho một hòn đảo cô đơn nằm giữa biển cả bao la. Còn cái tên Rapanui, có nghĩa là đảo tượng đá thì do người dân trên đảo đặt cho đảo của mình.

    Về sau, người Tây Ban Nha cùng với các nhà thám hiếm châu Au nhiều lần đặt chân lên đảo trong vòng mấy chục năm. Điều khiến cho những người thám hiểm hứng thú nhất là trên đảo hoang nhỏ bé và cô đơn này vẫn có cư dân sinh sổng. Càng quan trọng hơn nữa là trên đảo có hàng trăm pho tượng đá khổng lồ. Tuy đảo Rapanui nằm cô quạnh giữa vùng biển xa, nhưng trên thế giới rất nhiều người biết khắp nơi trên đảo đều có những tượng đá kỳ lạ. Những tượng đá đó được cư dân trên đảo gọi là tượng đá “Moai”, nó có đặc trưng rất nổi bật là khuôn mặt của các tượng đều dài khác thường, mũi thì hơi hếch lên, cặp môi mỏng hơi vẩu, vừng trán rộng hơi ngửa ra, dái tai to rủ xuống. Trên thân thể có chạm hình chim bay, cùng với cánh tay buông thõng hai bên. Tất cả những nét tạo hình đó làm cho tượng đá có phong thái riêng, khiến cho người ta chỉ cần liếc mắt qua là nhận được nó. Ngoài ra, một sô” tượng còn đội mũ đỏ hình trụ tròn, dân bản xứ gọi mũ đó là “Pucaau”, xa trông nó giống như một chiếc vương miện màu hồng, khiến cho tượng đá có thêm vẻ tôn quý và sắc thái cao ngạo.


Đọc thêm tại:

Những di chỉ văn minh cổ đại

    Lịch sử văn minh mà loài người đã biết chẳng qua chỉ mấy ngàn năm. Từ chỗ đốt rẫy cắm cọc gieo tỉa đến khi có văn tự, từ chỗ dùng đóm dùng đuốc để soi sáng đến chỗ dùng điện chiêu sáng. Rồi từ chỗ sử dụng chất bán dẫn đến chỗ phổ cập máy tính điện tử … Người ta có lý do đê tin rằng văn minh của loài người bắt đầu từ chỗ thấp mà phát triển dần lên, rồi mới đến bước cao. Người ta cũng tin chắc rằng tàu vũ trụ phải đến thế kỷ 20 mới lên được tới Mặt Trăng. Loài người còn có thê tự hào mà nói rằng, những nền văn minh tiên tiến hơn còn đang chờ loài người khám phá sau này.

di chỉ văn minh cổ đại


    Thế nhưng, nếu như nền văn minh của loài người đúng là phát triển từ thấp lên cao, vậy thì hiện tượng những di chỉ văn minh cổ đại liên tục phát hiện thấy được hiểu thế nào đây, phải giải thích ra sao đây? Bí mật về xây dựng kim tự tháp, bí mật về những bức đồ hoạ phi thuyền vũ trụ trên bích họa sa mạc… phải giải thích thế nào? Chẳng nhẽ lại nói rằng, người cổ đại sau khi đã sáng tạo ra xã hội văn minh ngang với trình độ văn minh ngày nay, rồi lại vứt bỏ đi mà sống cuộc sống ăn lông ở lỗ? Ngày càng có nhiều học giả suy luận rằng, từ thòi rất xa xưa, trên Trái Đất đã nắm được những kiến thức khoa học như người hiện đại chúng ta, văn minh loài người là không ngừng diễn biến tiến hóa lặp lại. Có thể hàng triệu năm trước, loài người đã biết dùng đồ sắt, đinh sắt, nhưng trong quá trình lịch sử, khí hậu có sự đột biên, khiến cho nền văn minh của nhân loại cô xưa bị huỷ diệt, rồi mối lại bắt đầu trở lại việc xây dựng và tái hiện. Cũng có nhiều học giả cho rằng, những di chỉ văn minh cổ đại là do người ngoài hành tinh nhúng tay vào mà có. Khả năng tồn tại của UFO khiến người ta tin rằng nền văn minh của người ngoài Trái Đất đã vượt xa nền văn minh của Trái Đất, họ có khả năng để lại trên Trái Đất những công trình kiến trúc không thể tưởng tượng được, như những quần thể đá tảng khổng lồ và những thứ khác.

    Những di chỉ văn minh cổ, cho rằng đã vượt qua trình độ lúc bấy giờ cũng được, hay là có sự can thiệp của người ngoài Trái Đất cũng được; Nhưng chúng ta là người hiện đại, trước hiện tượng những di chỉ văn minh đó, vẫn một lòng day dứt, muốn tìm hiểu không thôi, muôn thăm dò tiếp tục.

Đọc thêm tại : http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/05/khong-u-chung-cu-ve-nguon-goc-cua-nguoi.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kim tự tháp ai cập, nguon goc cua loai nguoi

Không đủ chứng cứ về nguồn gốc của người Hunggari và Thái Lan

    Quan điểm cho rằng người Thái có nguồn từ Trung Quốc thường dựa vào lí do di (Hí lara căn cứ. Họ cho rằng người Thái gặp một áp lực nào đó, buộc phải di cư hàng loạt từ Trung Quốc xuống vùng đất Thái Lan hiện nay đế an cư lạc nghiệp và lập ra nước Thái Lan ngày nay. Y kiến đó phải giải thích được vấn đề di cư xuống phía Num như thế nào. Có hai cách nhìn nhận vấn để này. Một là đi theo đưòng bộ; vào thê kỷ thứ 8 (rước nguyên, họ từ vùng Hồ Nam, Vân Num mii đi xuống Thái Lan. Hai là đi theo dường biển; cho rằng khi nước Sở diệt nước Việt, rồi Tổn Thủy Hoàng diệt nước sở mở rộng khai thác vùng Linh Nam, rồi Hán Vũ đế diệt Nam Việt và Bông Việt các dân tộc Bách Việt phải rời khỏi vù đài lịch sử ở lục địa mà trôi dạt đến miền Đông của Tây Á vồ quần đảo Inđônêxia.

quần đảo Inđônêxia.


    Những năm gần đây, các học giả Thái Lan căn cứ vào những khai quật ở vùng Ban Thanh Đông Bắc Thái Lan, những ván vật lịch sử có niên đại 5000 năm, đã tỏ ra hoài nghi và phản dối quan điểm trên, đồng thòi nêu ra quan điểm rằng, người Thái Lan là những cư dân sinh sông từ lâu dời trên đất nước Thái Lan. Suđan Yan cho rằng, quan điếm nói răng người Thái Lan là dân di cư tới là sai lầm, “bởi vì những văn vật chúng tôi khai quật được chứng tỏ: Người Thái từ thời tiền sử đã cư trú tại đây, trên đất Thái, chứ không phải từ nơi nào khác di cư đến”. Lại còn có cười phản đối ý kiến cho rằng người Thái Lan và người Thái của Trung Quốc là cùng dân tộc. Họ cho rằng các bộ tộc người Thái của Trung Quốc rất đổng, địa bàn cư trú rộng lớn, không thể chỉ căn cứ một sô” nét tương tự về ngôn ngữ cử chỉ mà cho rằng họ cùng một dân tộc. Càng không thể nói rằng người Thái Lan từ nơi ấy di cư đến Thái Lan. Họ bày tỏ rõ ràng rằng, người Thái Lan từ trước khi có đức Phật đã sổng trên đất Thái rồi.

    Đương nhiên, những giả thuyết đó đều có thể đưa ra tranh luận, tìm tòi để ngày càng đến gần sự thật. Còn trước mắt vẫn chưa đủ chứng cứ để kết luận, người Trung Quốc là tô tiên của người Thái Lan và người Hunggari, không thể khẳng định người Thái và người Hunggari có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhung bi an the gioi, nguon goc cua loai nguoi

Những chứng cứ khẳng định nguồn gốc của người Thái Lan và Hunggari

    Dù ý kiến cho rằng “người Hunggari là hậu duệ của người Hung nô” được nhiều học giả chấp nhận, những vẫn tồn tại ý kiến bất đồng. Theo sử sách ở Hunggari và nước ngoài ghi chép, dân tộc chủ thể và là cư dân chủ yếu, là người Hunggari hiện nay cho rằng họ là người Mazan. Số nạy chiếm 98% dân số Hunggari. Ngôn ngữ lại thuộc ngữ hệ tiếng của dân tộc Ugôn ở Phán Lan.

    Đó là sự kết hợp lâu dài từ thời trung cổ của các dân tộc người Xlavơ cổ đại, người Đông Âu đến từ các vùng thảo nguyên, người Mazan và người Hung nô. Ngoài ra trong cuốn “Thế giới người Hung” có dẫn” tài liệu phát hiện của khảo cổ học nói rằng, Hung nô là một dân tộc hỗn hợp. Một .nhà khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu khai quật nhiều năm ở Hungari, chưa hề phát hiện thấy một xương sọ người nào có thể xác định chắc chắn là người Hung. Điều đó chứng tỏ rằng ý kiến coi “người Hungari là hậu duệ của người Hung nô” còn thiếu chứng cứ để chứng minh.

người Hung nô


    Cũng tương tự, quan điểm cho rằng, Trung Quốc là nơi khởi nguồn của người Thái cũng được rất nhiều nhà dân tộc học, nhân loại học và các sử gia rất quan tâm.

    Rất nhiều học giả cho rằng người Thái Lan và người Choang, người Thái của Trung Quốc, cùng thuộc các bộ tộc Bách Việt cổ đại, có nguồn gốc từ miền Đông Nam của vùng Tây Nam Trung Quốc, tức là vùng Vân Nam, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây. Từ góc độ ngôn ngữ học mà xét, tiếng Thái Lan và tiếng của người Thái, người Choang ở Trung Quốc, về phát âm có nhiều chỗ giống nhau. Ngữ âm và ngữ pháp cũng giống nhau về cơ bản. Từ góc độ loại hình học, cũng có kết cấu tương đồng.           

    Từ trong tiếng Thái có thể tìm thấy hàng trăm từ tiếng Hán gần gũi hoặc đối ứng, chứng tỏ nó có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ của ngữ hệ tiếng Hán Tạng, và Hán ngữ. Phải chăng người Thái và người Hán trong lịch sử đã từng sống và qua lại mật thiết với nhau, độ ngôn ngữ học mà nói, ý kiến cho rằng nguồn của người Thái là ở Tây Nam Trung Quốc ý kiến đó là có căn cứ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhung bi an the gioi, kim tự tháp ai cập
 
;