Về sau, tập bản đồ châu Nam Cực do Lâyxơ vẽ còn được nhiều chuyền gia nổi tiếng của Mỹ nghiên cứu tỉ mỉ và giám định cẩn thận. Các học giả cho rằng, độ chính xác của tập bản đồ này đạt đến trình độ cao siêu. Bờ biển và địa hình trong châu lục Nam Cực dưới lớp băng, được thể hiện trong bản đồ này hoàn toàn phù hợp với tư liệu ngày nay được trắc đạc và tính toán bằng máy phát sóng âm thanh và các máy móc thiết bị hiện đại khác. Những dãy núi băng và đỉnh núi cao đều được đánh dấu một cách chính xác. Ngoài ra một sổ nơi ngày nay người ta còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thăm dò xác định, thì trên tấm bản đồ cổ ấy cũng được.vẽ rất rõ ràng tỉ mỉ. Ví dụ trên bản đồ có vẽ một dãy núi ở Nam Cực, mà mãi đến thập niên 50 của thế kỷ XX người ta mới xác định được.
Còn những dòng sông ở châu Nam Cực được vẽ trên bản đồ cổ, đã có nhiều học giả từng nghi ngờ rằng: Tại nơi nổi tiếng là châu lục băng tuyết lạnh lẽo như vậy làm gì có nước mà lại (có cả sông ngòi? Nhưng theo báo cáo thăm dò vùng- hiển Rơxơ ngay bên bờ châu Nam Cực, được các nhà địa cát hải dương đưa ra vào năm 1949 thì mới hiếu rõ rằng, tầng đá đọng lại ở đáy biển nơi đó là do các sông ở châu Nam Cực đưa đá từ trên lục địa cuốixuống lâu ngày tích lại mà có. Những đá đó được các sông cuốn xuống từ hàng vạn năm. Muộn nhất cũng phải 6000 năm về trước. Còn nghiên cứu của các chuyên g ia lịch sử địa chất thì chứng tỏ, châu Nam Cực lúc bấy giờ, trước khi bị băng hà bao phủ là thời kỳ ôn đới, sông ngòi chằng chịt, cây cối rậm rạp tốt tươi, tràn trề sinh khí.
Như vậy có nghĩa là, từ thời kỷ cổ đại, khi châu Nam Cực chưa bị băng hà che phủ, đa có người vẽ ra bản đồ của đại lục Nam Cực. Chẳng nhẽ những người nguyên thủy lúc bấy giờ vẽ nên chăng? Thật khó mà tưởng tượng.
Nghiên cứu sâu thêm một bước, các nhà khoa học lại phát hiện thấy rằng, những bán đồ của Piri, Lâyxơ rất giống những bức ảnh chụp Trái Đất do vệ tinh nhân tạo thực hiện. Sau khi được đánh dấu để chụp ảnh, bản đồ Nạm Cực cổ đại, so với bán đồ mà không quân Mỹ bằng cự ly tương ứng, lấy Cai- rô làm trung tâm để chụp ảnh, thì chúng hoàn toàn giống nhau. Bơi vậy, giáo sư Sáeli Hapôcôđơ và một sốngười chỉ ra rằng bản đồ NamCực nhất định là một bản phục chế từ bức ảnh chụp trên cao. Chính bởi xuất phát từ “hiệu ứng ảnh chụp trên cao”, cho nên trên bản đồ cổ, châu Nam Mỹ mới bị kéo dài một cách kỳ lạ như vậy. Vì thế nó rất phù hợp với đặc trưng ảnh chụp Trái Đất từ thiết bị trên Mặt Trăng của người Mỹ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nhung bi an the gioi, kim
tự tháp ai cập