Báu vật Xôlômôn được cất giấu ở đâu?

    Đã trải qua hơn 2000 năm, mãi cho đến ngày nay, cuộc săn tìm chưa bao giò bị dứt bởi vẫn không manh mối gì. Vậy thì chúng được cất giấu ở đâu?

Báu vật


    Có người cho rằng, năm 586 trước Công nguyên, trước khi quân Babilon xâm nhập kho báu đã chuyển xuống đường ngầm Youanbơ. Nhưng đường ngầm ấy ở nơi nào? Không ai biết được. Cho mãi đến năm 1867, thượng uý Vô-lin, một sỹ quan quân đội Anh, trong khi dạo chơi vùng ngoại ô lân cận Giêruxalem , ngẫu nhiên phát hiện thấy một hang động và qua đó đi được vào trong thành Giêruxalem, ông ta tuyên bố: đã phát hiện được đường ngầm Youanbơ cổ đại. Nhưng trong đường ngầm không có “báu vật”, cũng không có “hòm thánh”. Có người cho rằng, đường ngầm mà thượng uý Vôlin phát hiện, không phải là đường ngầm Youanbơ, nó là một đường ngầm khác.Theo ghi chép trong “Kinh thánh” và một số thư tịch cổ khác, sau khi Xôlômôn lấy một công chúa Ai Cập làm vợ, ông còn kết hôn với nữ vương nước Sưba ở miền Nam A Rập. Nữ vương Sưba đến Giêruxalem thăm viếng, đã đưa theo một đội lạc đà đông đúc. Hơn 2000 năm nay, ở nước ngoài có hai quan điểm. Một quan điểm cho rằng, báu vật và hòm thánh về sau bị Xôlômôn và con trai của nữ vương Sưba lấy trộm đưa tới miền nam Arập hoặc cổ đô Ácsưma của Etiôpia cất giấu. Quan điểm thứ hại thì cho rằng, công chúa Ai Cập đã lấy trộm đem về cất giấu ở Ai Cập. Rất nhiều người đã đua nhau đến săn tìm ở miền Nam A Rập, Etiôpia, và Ai Cập, nhưng không có ai thu thập được gì, dù là manh mối hay dấu vết.

    Có người tin chắc rằng, chúng vẫn nằm nguyên dưới đường ngầm. Thập niên 30 của thế kỷ XX có hai nhà thám hiểm Mỹ là RisacđơHaribat và MoeStaibox liều lĩnh chui xuống đường hầm Youanbô cổ xưa trong tuyền thuyết mà Vôlin cho rằng mình đã tìm thấy. Nhưng chẳng được bao xa thì đường ngầm bị cát trôi lấp kín, đành quay ra theo lối cũ. Sau đó, hai người cố sức phao những chuyện kinh khủng trong đường hầm, làm cho người nghe phải sợ hãi. Tháng 3 năm 1939 RisacđơHaribát đi thuyền buồm trên Thái Bình Dương, gặp bão qua đời. Từ đó không còn ai biết đến con đường hầm bí mật ấy nữa.

    Một số học giả khác lại cho rằng, khi Xôlômôn làm vua, thường cho thuyền đi viễn dương, và mỗi lần về thì vàng bạc châu báu đầy thuyền. Bởi vậy mọi người tới tấp phỏng đoán, giữa mênh mông biển cả chắc chắn có một đảo đầy châu báu. Những vàng bạc châu báu ấy là lấy được từ trên hòn đảo kia. Nhưng đó vẫn là một câu đố. Năm 1568, nhà hàng hải Menđơna của Tây Ban Nha dẫn đầu một đội khảo sát, lần đầu tiên đặt chân lên một hòn đảo, thấy thổ dân trên đảo đều mang đồ trang sức bằng vàng, cho rằng mình đã tìm thấy đảo ấy, nên mới đặt cho nó tên là “quần đảo Xôlômôn”. Từ sau đó, rất đông người châu Âu đã đến đó để săn tìm báu vật Xôlômôn. Quần đảo đó gồm 6 đảo lớn và hơn 900 đảo nhỏ, nằm rải rác trên vùng biển Nam Thái Bình Dương với diện tích 600.000 km2. 90% diện tích trên đảo đều được rừng rậm, Util vậy, hoạt động tìm kiếm rất khó triển khai. Mấy trăm năm nay, hàng ngàn vạn kẻ săn tìm báu vật trên quần đảo Xôlômôn đều thất bại, không thu được gì. Một số người cho rằng, trên quần đảo Xôlômôn không có “báu vật Xôlômôn”.

    Vậy thì “báu vật Xôlômôn” và “hòm thánh” rốt cuộc ở nơi nào vậy?

    Đó là điều bí mật mà đến nay vẫn chưa giai đáp được. Hiện nay, vẫn có rất nhiều người trên thế giới hăng hái đi tìm kiếm, mong có thể giải đáp được điều bí mật từ cổ xưa này, có lúc lặng lẽ có lúc lại như cơn sốt.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhung bi an cua the gioi, nguồn gốc loài người
 
;