Vào những niên đại mà người In-ca sáng tạo ra nền văn hóa Tiyaoanaca thật khó mà tưởng tượng là người ta dùng công cụ và phương tiện vận chuyển gì để tạo nên được “Cổng Mặt Trời”uy nghi hùng vĩ như vậy trên cao nguyên chót vót, mây mù vần vũ. Vào giữa thế kỷ 16, khi những người Tây Ban Nha phát hiện thấy công trình kiến trúc cổ trang nghiêm hùng vĩ này, họ đã từng cho rằng, đây là do người Inca hoặc người Aimara sáng tạo nên. Nhưng người Aimara thì phản đối quan điểm ấy. Họ cho rằng “Cổng Mặt Trời” đã có từ rất xa xưa.
Thần mặt trời Viracasa lúc khai thiên lập địa đã tạo dựng nên “Cổng Mặt Trời” và các công trình kiến trúc đáng nể khác thuộc văn hoá Tiyaoanaca. Trong đại bách khoa toàn thư Au Mỹ kể lại hai truyền thuyết: một là do một đôi bàn tay vô hình tạo dựng nên trong một đêm. Hai là những tượng đó vốn là người dân địa phương, rồi về sau một khách hành hương từ bên ngoài tới và biến họ thành đá, Nhà khảo cổ học người Áo, ngài Aspotmanxcd, định cư nhiều năm ở vùng Rabaxơ vào đầu thế kỷ 20 đã nêu ra một giả thuyết, cho rằng nền văn hoá ấy có niên đại vào khoảng 13.000 năm trước. Nó được xây dựng trên bờ một hồ nước ngọt rộng lớn. Hồ đó được hình thành nhờbăng hà tan chảy đọng nước lại. Di chỉ là thành phô” thời tiền sử do ngươi tộc Bra và người tộc Araoa sáng tạo nên. cổng Mặt Trời là một bộ lịch đá. về sau lửa hoặc những thiên tai nào đó đã hủydiệt mấtthành phố và văn minh đó. Thế nhưng những quan điểm trên đây chỉ là truyền thuyết thần thoại và giả thuyết mà thôi.
Để tìm hiểu ngọn ngành nền văn hoá Tiyaoanaca, nhà khảo cổ học người Mỹ Ưynđờn Bênêtơ dùng phương pháp khai quật tầng tích văn hoá đã chứng minh, nền văn hoá Tiyaoanaca có niên đại sớm nhất là vào khoảng năm 300 đến năm 700. Cổng Mặt Trời thì đã được chính thức xây dựng trước năm 1000. Nơi đây nguyên là một thánh địa tôn giáo. Những người hành hương đã vượt núi băng sông để đến đó làm lễ tôn giáo. Có thế khi hành lễ người ta đã đem theo vật liệu đến để xây dựng, và họ đã xây dựng nên những công trình kiến trúc hùng vĩ như vậy. Các nhà sử học Liên Xô cũ Ephrêmôp và Tôcarép cũng tán thành quan điểm ấy. Nhưng vấn đề là ở chỗ, vào thời kỳ đó, lực lượng sản xuất rất nguyên thuỷ làm sao có thể đưa được tảng đá nặng hàng trăm tấn từ nơi khai thác, cách xa 5 km đến nơi lắp đặt. Đe hoàn thành công việc đó, mỗi tấn trọng lượng phải cần đến 65 người và hàng cây sô” dây thừng bền chắc làm từ da thú vật. Như vậy thì phải có 26.000 người cùng tham gia vận chuyển, và để có chỗ ăn ở cho một đội ngữ như vậy, phải có một thành phô lớn. Mà những điều đó thì lúc bấy giờ chưa có. Ngoài ra, một số người lại cho rằng, lúc đầu, họ dùng thuyền đáy phẳng từ chỗ khai thác đá gần Cophacaoana chuyển đá qua hồ Titicaca
Đọc thêm tại:
- http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/04/nguon-goc-cua-loai-nguoi.html
- http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/04/bi-ben-trong-kim-tu-thap-ai-cap.html
- http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/06/gioi-thieu-ve-ho-titicaca.html