Bản đồ cổ lại đưa đến cho người ta những điều bí ẩn mới.
Trên tấm hải đồ Xiamioang vẽ năm 1502, tại vùng sa mạc Xahara rộng lớn nhất thế giới, khô cằn nhất, lại đánh dấu những đầm hồ, sông ngòi và thành phố, chứng tỏ nơi đó là một châu lục rộng lớn và đất đai phì nhiêu. Phải chăng,bản đồ này vẽ sai rồi? Thế nhưng, nghiên cứu của các nhà khoa học lại chứng minh rằng, khoảng 4000 năm trước công nguyên, Xahara đúng là vùng khí hậu ẩm ướt, sông ngời và hồ đầm dày đặc, cây cối rạm rạpdân cư đông đúc, kinh tế phát đạt. Do khí hậu thay đổi và sự phá hoại môi trường của người ta, nên cuốicùng đầm ao đã biến thành biển cát.
Vậy thì, ai là người đánh dấu những ký hiệu địa mạo ở vùng Xahara trên bản đồ? Chẳng nhẽ do những người cổ đại với công cụ thô sơ mà lại vẽ nên được bản đồ chính xác hoàn thiện đến như vậy?
Thực ra, những bản đồ cổ như vậy không hề hiếm. Đến nay, người ta đã thu thập được bản đồ Nam Cực cổ đại của Píri Lâyxơ, bản đồ thế giới cô đại của Bôcô. Giá trị của chúng thật khác thường.
Piri Lâyxơ, thượng tướng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, năm xưa đã từng là cướp biển, năm 1513 ông đã vẽ bản đồ Nam Cực trên giấy da dê mà cho đến nay người ta vẫn phải thán phục. Trong lời giới thiệu bản đồ ông nói rằng, đã tham khảo tối 20 tấm hải đồ, trong đó có 8 bức là bản đồ cổ được vẽ từ trước Công nguyên để lại. Bản đồ của Lâyxơ vẫn đươc lưu giữ tại Hoàng cung Tôpôcabi ở Istămbun.
Ngoài ra, tại thư viện Béclin, người ta cũng tìm thấy cuốn sách vẽ bản đồ Đại Trung Hải và các vùng khác, trong đó cũng có tên của Lâyxơ.
Năm 1956 bản đồ Nam Cực của Lây-xơ đã được đưa tới Mỹ cho chuyên gia đồ hoạ Alantơn. Moldrì giám định. Molơri vô cùng kinh ngạc khi nhận thấy, trên tấm bản đồ được vẽ từ hơn 400 năm trưởc, đặc trưng của địa hình châu Nam Cực giống y như cùng một bản in ra với bản đồ địa hình châu Nam Cực được trắc đạc và xác định năm 1949. Không những thế, Lây-xơ còn được coi là người đầu tiên vẽ bản đồ châu Nam Cực; bởi vì khi Lâyxơ ở vào thòi kỳ văn hóa châu Âu Phục Hưng, thì các học giả khác vẫn đang ở vào thời kỳ suy đoán và tranh luận về sự tồn tại của châu lục đó, đốivới họ, lúc đó Nam Cực vẫn chưa được phát hiện. Cho mãi đến trước năm 1820 vẫn chưa ai có thể vẽ được vị trí của châu Nam Cực trên bản đồ. Thế mà Piri Lâyxơ trước đó 300 năm đã vẽ ra được tấm bản đồ Nam Cực mà mãi đến giữ thế kỷ XX người ta mới vẽ được.