Năm 1927, nhà khảo cổ học người Anh, ngài Mixin Haiđơ Jidơ và Anna, con gái ông ta, tại khu phế tích thành cổ Lôba Antôrnô, nơi gần thành phố Hantơri nước Anh đã tiến hành khảo sát và tìm thấy một cái đầu người thủy tinh nặng khoảng 5 kg. Đó là một khối thủy tinh phởng theo xương đầu người mà chê tác ra. Xương mũi được lắp ghép bởi ba mảnh thủy tinh. Hố mắt là một viên thủy tinh tròn. Răng được gắn ngay ngắn vào xương hàm.
Cuốn sách “Nguy hiểm lắm, con đường của tôi” xuất bản năm 1954 đã nhận định rằng, xương đầu người bằng thủy tinh này do người cổ chế tạo ra cách đây hơn 3600 năm: “Theo giám định của các nhà khảo cổ học, chiếc sọ người thủy tinh này phải tốn thòi gian 150 năm mới được chế tác xong. Sau khi đục khắc xong còn được dùng cát để đánh bóng. Trước khi được khai quật, nó đã được chôn dưới đất chí ít cũng đã 3600 năm”.
Nhưng một số nhà khảo cổ khác không đồng ý cách suy luận đó. Họ cho rằng, những người cổ đại sống cách đây 3600 năm bị hạn chế bởi điều kiện khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ ở trình độ rất thấp, không thể chế tạo được sọ người thủy tinh tinh xảo đến như thế. Vậy thì vào lúc nào, và ai chế tạo ra nó?
Viện bảo tàng nhân loại học của Pháp cũng lưu giữ một sọ người thủy tinh. Theo khảo chứng của một số nhà khoa học Pháp: “Chiếc sọ người thủy tinh đó qua giám định khoa học, được xác định là do người Aztech, tức người Anhđiêng Mêhicô chế tạo ra vào thế kỷ 14 hoặc thế kỷ 15. Phân tích từ góc độ lịch sử và tôn giáo, nó có thể là vật trang sức của mục sư Aztech, của người Anhđiêng cúng tế. Từ đó ta biết được người Aztech thời xưa đã hiểu được cái đẹp của thủy tinh, và đã nắm được ký thuật chế tác thủy tinh. Đồng thời cũng chứng tở, từ rất sớm họ đã biết cách luyện đúc đồng. Bởi vì gần quanh nơi tìm thấy sọ người thủy tinh, người ta cũng tìm thấy rất nhiều công cụ đồ đồng cỡ nhở nhưng rất tinh xảo. Xem ra, sọ người thủy tinh rất có khả năng do người Aztech dùng công cụ bằng đồng đế chế tạo nên”.
Một số học giả tán thành quan điểm trên. Họ cho rằng, thế kỷ 14 và 15, người Aztech đã có trình độ phát triển khá cao, họ đã chế tạo được đồ gồm với đặc trưng màu nâu vân đen, phẩm chất tốt, tạo hình mỹ quan, đường vân đa dạng, phức tạp, từ những bản vẽ hình học phát triển tới việc tả thực hoa lá, chim cá, côn trùng, họ còn biết sử dụngđồng thiên nhiên để rèn thành công cụ. Về kỹ thuật đúc dát vàng, họ cũng có kỹ xảo khá cao.