Nghi thức ướp xác của người Ai Cập cổ đại

    Đầu tiên là tổ chức nghi thức tìm xác, sau đó là đến nghi thức làm sạch thi thể, mổ thi thể người chết, lấy hết nội tạng và não ra, sau đó dìm xác vào 1 chất lỏng chống thối rữa, lấy hết mỡ bóc hết biểu bì .Sau 70 ngày lại đem xác ra phơi khô đem các hương liệu cho vào trong người. Bên ngoài thì bôi nhựa cây lí lên tránh cho thi thể tiếp xúc với không khí. Cuối cùng, mới dùng vải quấn nhiều lớp ra ngoài. Như vậy một xác ướp vĩnh cửu đã được làm xong.    Trước lúc an táng còn phải tiến hành nghi thức niệm thần chú rất long trọng và thần bí. Mở mắt mở mũi cho xác ướp, đút thức ăn vào miệng cho nó. Người ta bảo rằng làm như vậy nó có thể được thở  như người sống, lại còn biết ăn, biết nói nữa. Cuối cùng mới tổ chức nghi thức an táng, đưa xác ướp vào quan tài đá, rồi đưa nó vào nơi vĩnh cửu của nó, trong kim tự tháp.

Xác ướp ai cập


    Xử lý thi thể như vậy, xem ra quá tàn nhẫn. Nếu không phải cho rằng làm như vậy có thể chống được việc thối ra của thi thể, chờ đợi thần linh giáng thế, có thể đánh thức dậy linh hồn của người chết, cho nó sống lại cùng với thể xác, thì người Ai Cập cổ đại sẽ không bao giờ làm công việc ngu xuẩn ấy.

    Rất nhiều dân tộc trên thế giới đều hiểu được kĩ thuật chống thối rữa cho thi thể. Có điều ở đây là căn cứ vào mềm tin vững chắc của họ về sự sống lại của linh hồn Vậy thì ai là người đánh thức các thi thể đó sống lại? Đáp án cho câu hỏi này chỉ có thể là thần linh. Thế nhưng ai là người truyền bá cho họ khái niệm Biêu độ chuyển kiếp cho người chết? Có phải là sự tưởng tượng ngẫu nhiên của một vị Pharaông hiếu kỳ nào đó? Hay là một vị Pharaông nào đó chính mắt trông thấy thần linh đả từng đánh thức một người chết nào đó sống lại, rồi từ đó gợi ý cho họ?

    Việc quá xa xưa khó mà đoán biết được. Nhưng đôi với khoa học kỹ thuật ngày nay , bảo quản thi thể và đánh thức sống lại, chẳng những là việc bình thường, mà còn có rất nhiều phương pháp có tính khả thi. Đông lạnh ở nhiệt độ thấp có thể giữ cho sinh mệnh được “tươi sống” và tạm thời đưa nó vào trạng thái ngủ dài. Tổ chức tế bào chẳng những có thể sống lại mà thậm chí còn có thể tiếp tục phát triển sinh sản. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đúng là khiến cho người ta phải kinh ngạc.Đầu thế kỷ 20 việc đông lạnh ở nhiệt độ thấp, mới chỉ là vấn đề ý tưởng, thậm chí có người cho là ảo tưởng. Vậy mà ngày nay đã có máu tươi đông lạnh, tinh dịch đông lạnh, rồi cấy ghép các cơ quan nội tạng người, rồi việc nuôi cấy tế bào được áp dụng rộng rãi. Từ việc cải tạo giống cây trồng đến việc đổi mới giống vật nuôi, đều được áp dụng

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bi an the gioi, nguoi nguyen thuy.
 
;