Sa mạc Xahara là sa mạc lớn nhất thế giới, khí hậu rất khô nóng. Thế nhưng, điều khiến cho người hiện đại cảm thấy khó hiểu là: Tại nơi thiếu nước khô hạn đến như vậy, đất đai thì bát ngát, cây cối lại thưa thớt, nhưng nơi đây lại đã từng có một nền văn minh cổ đại, phát triển rất cao. Trên 124 sa mạc có rất nhiều bích hoạ cỡ lớn, đủ hình đủ vẻ, đẹp đến tinh xảo. Đó là kết tinh của nền văn minh rực rõ thời cổ đại. Ngày nay người ta chẳng những khó khăn trong việc xác định niên đại các bích hoạ, mà những hình tượng kỳ quái đó là cái gì thì người ta cũng mù tịt, chúng trở thành một câu đố trong lịch sử văn minh nhân loại.
Năm 1850, nhà thám hiểm người Đức Banxơ đến sa mạc Xahara khảo sát, bất ngờ phát hiện thấy trên vách đá có khắc hình đà điểu, trâu và hình người ở mọi trạng thái. Năm 1933 đội kỵ binh Pháp đến sa mạc Xahara, ngẫu nhiên phát hiện thấy quần thể những bích hoạ dài tới mấy cây số trên vùng cao nguyên Taxiritai và Enachen. Những bức khắc hoạ được hình thành ở nơi đá bị nước xâm thực muôn màu ngàn sắc, hài hoà tinh tế, thể hiện quang cảnh sinh hoạt của người cổ đại. Từ sau đó, mọi sự chú ý đều tập trung về sa mạc Xahara. Nhiều nhà khoa học Âu Mỹ đã lần lượt tới đó. Năm 1956, Hăngri. Rôtơ dẫn đội thám hiểm Pháp đến sa mạc Xahara, và họ đã phát hiện được tối một vạn bức bích hoạ. Năm sau, họ đem về Pari 11.600 thước vuông Anh những bức phục chế các bích hoạ và các ảnh chụp, đã làm xôn xao cả dư luận thế giới một thời.
Qua nghiên cứu một lượng lớn những hiện vật văn hoá đố, người ta nói rằng 400 năm đến 1 vạn năm trước đây, vùng Xahara không phải là sa mạc mà là một thảo nguyên bao la, một vùng cây cỏ tốt tươi. Lúc bấy giờ, có rất nhiều bộ lạc và dân tộc sinh sông trên vùng đất màu mõ này, và họ đã sáng tạo ra nền văn hoá phát triển cao như vậy. Đặc trưng chủ yếu nhất của nền văn hoá ấy là mài nhẵn đá và chế tạo đồ gốm. Đó là cái mốc đánh dấu trình độ phát triển sản xuất. Trong các bích hoạ còn có chữ viết Xahara và chữ cổ của Tiphena, chứng tỏ văn hoá của họ thời đó đã phát triển đến trình độ khá cao. Hình thức và thủ pháp thể hiện của bích hoạ khá phức tạp, nội dung phong phú đa dạng. Xét từ các nét vẽ thì thấy còn thô sơ, chất phác. Màu sắc được dùng là những màu của đất và các loại đá khác nhau, như màu đỏ thì lấy từ ôxýt sắt, màu trắng lấy từ đất cao-lanh. Các màu nâu, lam hoặc lục cũng đều lấy từ đá trầm tích có thành phần các-bon nhiều hay ít. Họ lấy đá các màu mài với nước làm chất màu để quét lên các bích hoạ. Nhờ thuỷ phân cáo màu đó thấm đẫm vào vách đá, tiếp xúc lâu dài với đá nó đã xảy ra phản ứng hoá học, hoà với nhau thành một thể đồng nhất, vì vậy nó giữ được cho bề mặt bích hoạ vẻ tươi mới lâu bền với thời gian. Trải qua mấy ngàn năm gió thổi, nắng phơi mà cho đến nay màu sắc vẫn lộng lẫy tươi mối. Đó cũng là một hiện tượng khá là đặc biệt và kỳ lạ.
Đọc thêm tại:
- http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/04/bi-ben-trong-kim-tu-thap-ai-cap.html
- http://hientuongbian365.blogspot.com/
- http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/06/tiyaoanaca-la-mot-thanh-pho-do-nguoi.html