Tại vùng vịnh Bixơka phía nam thủ đô Lima của Pêru có một Bức tường đá đở cao 820 thước Anh do con người xây dựng nên. Trên bức tường đó có khắc một bức hoạ hình cái kích ba chĩa hoặc là cái chân nến ba ngọn, Mỗi nhánh kích ba chĩa rộng 13 thước Anh, lại được ghép bằng những viên đá óng ánh màu lân tinh trắng và cứng như đá hoa cương, lại được chạm khắc tinh xảo. Bởi vậy, nếu như ngày nay không bị đất cát vùi lấp thì nó vẫn phát ra ánh sáng lóa mắt.
Lòng nhiệt tình nào đã thôi thúc người Inca tạo ra những đá đánh dấu to lớn như vậy? Một số nhà khảo cổ học cho rằng “cái kích” trên tường đá ở bờ vịnh Bixơka là sự sánh dấu bò đất để hướng dẫn tàu thuyền đi lại. Nhưng phần đông các nhà khảo cổ chung đồng ý quan điểm đó. Họ cho rằng, bức đồ họa kiên ba chĩa trên bờ vịnh không thể khiến cho thuyền bè ở mọi góc độ đều nhìn thấy được. Huống hồ từ thời cổ đại liệu đã có hay chưa đội “tàu viễn dương” như vậy, thật đáng ngờ. Nếu có những thuyền bè phải dùng đến dấu hiệu đó để chỉ dẫn, thì tại sao người Inca lại không lợi dụng luôn hai hòn đảo ở Sfan đấy. Hai hòn đảo đó đều nằm trên đường nối dài của nhánh giữa chiếc “kích ba chĩa”. Hòn đảo sẽ có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nhiều. Dù cho thuyền bè ở hướng nào đi vào vịnh đều nhìn thấy hai hòn đảo này từ xa. Còn nếu dùng “kích ba chĩa” để hướng dẫn tàu thuyền thì các thủy thủ đến từ hướng Bắc hoặc hướng Nam sẽ không nhìn thấy được. Hơn nữa, điều chủ yếu nhất là, người tạo dựng nên “kích ba chĩa muôn chỉ hướng lên trời. Còn một điểm cần phải nói tới là, nơi đặt “kích ba chĩa”, ngoài một bãi cát ra không có bất cứ thứ gì có thể thu hút sự chú ý của thủy thủ. Ngoài ra, vào thời tiền sử, trong nước vịnh còn có rất nhiều đá ngầm, không phù hợp cho thuyền bè dừng đỗ. Bởi vậy, các nhà khảo cổ cho rằng, bức đồ họa “kích ba chĩa” ánh sáng lấp lánh thòi cổ đại, được tạo dựng nên là để phục vụ cho việc đánh dấu hướng dẫn cho người biết “bay” ở trên bầu trời.
Các nhà khảo cổ học suy đoán, nếu “kích ba chĩa” là dấu hiệu hướng dẫn hàng không, thì nó không nên đứng một mình, xung quanh nóphải có những thứ gì đó. Quả nhiên, vào thập niên 30 của thế kỷ XX, cách “kích ba chĩa” 100 dặm Anh, trên vùng hoang mạc Nasca, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy rất nhiều những bứcđồ họa bí ẩn. Những bức đồ họa đó nằm rải rác khắp một dải đất hẹp chạy dài 37 dặm Anh, từ phía Bắc Banphan đến phía Nam Nasca. Đó là những bức đồ họa hình học, những khắc họa động vật và những tảng đá được xếp ngay ngắn, rất giông sơ đồ mặt bằng của một sân bay.
Đọc thêm tại : http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/06/bi-ve-hinh-ve-ong-tien-tren-bai-bien.html