Kim tự tháp Ai Cập mang trong mình những bí ẩn

   Kim tự tháp là lăng mộ mà các vị Vua Ai Cộp cổ đại xây dựng cho mình. Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Hầu hết các kim tự tháp lón nhỏ ở Ai Cập đều được xây dựng vào thời vương triều thứ 3 tới vương triều thứ 6 của Ai Cập. Các công trình kiến trúc hùng vĩ và đẹp đến nay đã trải qua hơn -1000 năm biến đổi bãi bể nương dâu, chủ yếu được phân bốquanh vùng thủ đô Cairô, vùng Giza trên bờ sông Nin, đến nay vẫn đứng ngạo nghễ cùng với trời đất, thu hút du khách đến từ năm châu bốn biển.

Kim tự tháp

    Kim tự tháp Ai Cập qua những tháng năm lịch sử kéo dài bốn năm ngàn năm vẫn bao trùm một bức màn bí ẩn, tràn đầy những sắc thái thần bí. Trong đó những lời bùa chú trên bia mộ khiến người ta kinh hãi nhất: “Bất cứ người nào đến đây quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaông, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuông đầu người đó”. Những lòi bùa chú tựa như thần thoại đó, đã cảnh báo trước cho những kẻ tham đời sau muốn nhòm ngó những báu vật vô giá trong mộ, đề phòng việc đào trộm mộ. Thế nhưng, lạ thay, mấy thế kỷ nay, phàm những ngưòi dám cả gan đi vào trong hầm hộ Pharaông, dù là kẻ đào trộm mộ, người mạo hiểm hay là các nhà khoa học, các nhân viên khảo sát, cuối cùng đều ứng nghiệm lời bùa chú, nếu không phải chết ngay tại chỗ thì cũng phải mắc một chứng bệnh lạ không chữa được rồi chết trong đau đớn khổ cực.

    Tháng 11 năm 1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ngài Hôvađơ Catơ, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm, đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaông Tutancamôn, tại vùng thung lũng Đế vương; Từ trong đó đã đào được hơn 5000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình… Thành công đó đã làm chấn động thế giới. Ngày 18 tháng 2 năm sau, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi mới, huân tước Canaphen, ngưòi đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Catơ tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ và sau đó bỗng mắc bệnh nặng, rồi qua đời.

    Chị gái của ông ta, trong hồi ký đã viết rằng: “Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thỏ của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!”. Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ học khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối loạn. ..

 
;