Đavít (năm 1000 trước Công nguyên đến năm 960 trước công nguyên) quốc vương Do Thái đã thống nhất Do Thái với Ixraen thành vương quốc Do Thái vào thế kỷ 11 trước Công nguyên, đặt thành phố cổ Giêruxalem làm thủ đô và trung tâm tôn giáo. Sau khi Đavít qua đời, con trai là Xôlômôn (960 đến 930 trước Công nguyên) lên ngôi. Thời kỳ Xôlômôn làm vua là thời kỳ cực thịnh của vương quốc Do Thái Ixraen. Ông ta cho xây dựng trên núiGiêruxalem cung điện và nhà thờ, đền miếu.
Theo “kinh thánh nói thì Xôlômôn xây dựng thánh đường này đến 7 năm, bố cục của nó chặt chẽ, tạo hình mỹ quan. Các tín đồ đều đến nơi ấy để triều bái và cúng tế thần linh. Đá thánh Abraham được quây vào giữa trung tâm thánh đường, nó cao 18 mét, rộng 2 mét, là một khối đá hoa cương. Nó được đố bằng một trụ đá cẩm thạch tròn cao 30 mét, gọi là “thạch đường”. Trong “thạch đường” có đặt tế đàn, còn hòm thánh và tảng đá có khắc chữ “trung thành với Mos” thì được đặt trên tế đàn. Trong hòm thánh ngoài các giới điều ra, còn cất giữ “Pháp điển Xinai”. Hòm thánh còn được gọi là “tủ điều ước thần thánh”, nó được người Do Thái cổ xưa coi là “báu vật trấn quốc”, liên quan đến sự thịnh suy còn mất của dân tộc. Phía dưới “đá thánh Abraham” Xôlômôn còn xây dựng mật thất và đường hầm ngầm bí mật. Nghe nói Xôlômôn đã cất giấu rất nhiều vàng bạc châu báu ở đó. Vì thế đã có câu chuyện “sự tích kho báu Xôlômôn” nổi tiếng thế giới.
Năm 536 trước Công nguyên, vua Nêbôgianisa Đệ nhị của vương quốc Babilon mới, đem quân đánh Giêruxalem, thánh đường đã bị đốt cháy trở thành phế tích. Quân đội Babilon không phát hiện được “kho báu Xôlômôn” và “hòm thánh”. Một số người suy đoán rằng, có hai khả năng; một là, trước khi quân đội Babilon vào thành, những ngườitế tự đã đem “bấu vật” và “hòm thánh” cất giấu đi nơi khác. Hai là, vẫn cất giấu ở mật thất và đường hầm bí mật phía dưới đá thánh của thánh đường, nhưng do chúng được thiết kế cấu tạo rất phức tạp, giống tựa mê cung, cho nên quân Babilon không cách gì tiến vào được. Từ đó về sau, vấn đề báu vật và hòm thánh được cất giấu ở đâu, không ai biết rõ, mỗi ngườinói một cách.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, các vương quốc Makitơn, Tôlơmi, Sailincô, thay nhau xâm chiếm Giêruxalem, cũng đều không tìm thấy báu vật. Đến thế kỷ 1 và thế kỷ 2 sau Công nguyên, thời đế quốc La Mã, Cônxtantin đã cho xây dựng đại giáo đường đạo Cơ Đốc trên nền cũ phế tích thánh đường Giêruxalem . Trên đá thánh ABraham cũng xây dựng tế đàn. Sau khi đã hồi nổi lên, Acađôlơ. Malích của vương triều Vômaya lại cho xây dựng nên tườngthành của Giêruxalem . Đó là một phần phía tây tường thánh địa đạo hồi. Người Do Thái đã gọi đó là “tường khoé”. Cả ba tôn giáo: Đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc và đạo Hồi đều tôn Giêruxalem là “thánh địa” của mình. Cả ba tôn giáo đều coi “báu vật” và “hòm thánh” là một trong những sứ mệnh thần thánh của mình. Thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, trong các cuộc thập tự chinh, quân đội thập tự đã nhiều lần xông vào Giêruxalem để tìm kiếm báu vật, nhưng vẫn không thấy.
Đọc thêm tại : http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/06/thoi-co-ai-co-phi-thuyen-vu-tru-chang.html