Kho báu với những đồng tiền vàng sẽ mãi là bí ẩn

     Bêrangiơ còn rất hăng hái làm những việc công ích. Là một linh mục, ông rất quan tâm đến sự phát triển của Rennétbua. Ông đặt ra một phương án quy hoạch làm đẹp cho Rennétbua. Ông cho làm đường thông đi Kuysa, xây dựng công trình dẫn nước cho Rennétbua, rồi xây dựng công trình thủy lợi, xây dựng lầu tháp cho dân chúng được sử dụng. Ông còn cho mua một chiếc ô-tô để chở dân trong thành phố. Dự toán toàn bộ kế hoạch của ông phải chi 8 triệu đồng tiền vàng, số tiền vàng này, vào nám 1914 tương đương 8 tỷ phrăng. Qua đó có thể biết khối lượng của cải ở Rennétbua lớn đến mức độ nào.

những đồng tiền vàng


     Ngày 5 tháng 1 năm 1917, Bêrangiơ sau khi ký tên vào một số hóa đơn đặt mua hàng thì ngã bệnh. Linh mục bị chứng đau gan. Và khi ông còn chưa kịp thực thi những phương án mới của mình thì bệnh tật đã cướp đi sinh mạng của ông. Mari đau đớn đưa thi hài của Bôrangiơ phủ bằng một lớp vải nhưng để đặt ởsân gác. Cư dân toàn thành phố Rennétbua đều đến viếng và cầu nguyện cho ông ta. Sau khi viếng ông ra về, mỗi người cầm theo một quả cầu nhung mà Mari đã để sẵn nơi đặt thi hài Bêrangiơ. Người ta cầm quả cầu nhung như được cầm về một thánh vật vậy. Sau đó không lâu, Mari cũng sống lặng lẽ ẩn dật, bà không tiếp khách, Xem ra, bằ cũng không đến kho báu nơi nghĩa địa nữa. Vậy là kho báu ấy chỉ còn một mình Mari là biết mà thôi, về sau, xuất hiện thêm một người tên là Cabi. Kho báu lại có hy vọng được phát hiện. Nhưng số phận của ngài Cabi này không gặp may. Sự thể là như thế này:

     Vào thời gian từ năm 1946 đến năm 1953, ngài Nôrơ Cabi quen biết Mari vào những năm cuối đời. Lúc ấy vợ chồng Cabi ởnhờ trong nhà của Mari, suốt ngày vui chơi cùng với Mari, rồi được Mari tín nhiệm và có cảm tình. Mari thấy Cabi rất đáng tin cậy, mới quyết định bảo cho Cabi biết nơi cất giấu kho báu. Mari xưa nay miệng kín như bưng, bỗng một hôm bảo Cabi rằng: “ông không nên lo lắng, ông Cabi, rồi ông sẽ có được số tiền không bao giờ tiêu hết!”

Bà định nói đến tiền ở đâu?” Cabi hỏi.

“Điều này ư, ông cứ yên tâm đi, trước lúc lâmchung, tôi sẽ bảo hết cho ông”.

     Ngày 18 tháng 1 năm 1953, Mari bỗng nhiên ngã bệnh đột ngột và không tỉnh lại được nữa. Rồi bà qua đời mang theo bí mật về kho báu trong lòng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bí ẩn thế giới, người nguyên thủy.

Ngài linh mục trở nên giàu có và uy tín nhờ những đồng tiền vàng

     Ngài linh mục và Mari lấy ra từ nghĩa địa ngầm rất nhiều những đồng tiền vàng và đồ trang sức. Tất cả việc làm đó đều rất kín đáo, không sơ hở một tí nào, không một ai biết được. Sau đó họ lấp cửa đường hầm lại. Hai người còn đặt ra một phương án che giấu người đời. Linh mục Bêrangiơ đầu tiên đi mấy nước Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Sĩ, Đức, dùng đồng vàng đổi lấy tiền mới đang lựu hành, sau đó dùng danh nghĩ của Mari gửi qua bưu cục thị trấn Đêcuêgia. Chẳng bao lâu, đến năm 1893, linh mục Bêrangiơ đã trở thành nhà triệu phú. Ông ta cho xây lại nhà thờ, trang thiết bị trong ngoài đều đàng hoàng đẹp đẽ, xây dựng lại nhà ở, thiết kế phòng nghỉ mát trong khuôn viên có suối phun nước, có giả sơn, cây cối…

Ngài linh mục


     Ông mua ruộng, mua nhà, bỏ tiền xây tường vây cho nghĩa trang. Tất cả công trình đó đều tiến hành dưới tên của Mari Đơnađô. Bêrangiơ lấy Mari làm vợ. Mari xinh đẹp mê hồn bỗng chốc trở thành đệ nhất phu nhân của Rennétbua. Tất cả những điều thay đổi đột ngột đó dẫn đến sự chú ý của người đời. Giàu phất lên quá nhanh chóng cũng đem lại rất nhiều phiền phức. Đầu tiên là thị trưởng, rồi đến giáo chủ, đại giáo chủ, rồi cả giáo hoàng đều hỏi đến ông ta. Thị trưởng Rennétbua tìm linh mục Bêrangiơ thẩm vấn về nguồn gốc những của cải, lại còn chỉ trích Bêrangiơ tham ô, lãng phí công quỹ, làm hỏng cả nghĩa trang. Ngài linh mục bằng sự bẻm mép đã trả lời ngài thị trưởng rằng, mình được kế thừa tài sản của ông chú ở Nam Mỹ, rồi tặng ngài thị trưởng 5.000 đồng vàng (năm 1914 tương đương với 5 triệu phrăng). Thế là ngài thị trưởng cũng không hỏi thêm gì nữa. Ngài đại giáo chủ Bilarơ của thành phốCaccaxton phụ trách quản hạt thành phố Rennétbua của giáo hội, cũng cảm thấy không yên lòng về những việc làm của linh mục Bêrangiơ thuộc giáo phận của mình. Bởi vậy, ngài cũng cử người đến điều tra. Nhưng tiền vàng, rượu ngon và các món nhậu ngon lành của Bêrangiơ đã làm cho cuộc điều tra đó cũng chỉ chiếu lệ. Cả đến ngài đại giáo chủ Bilarơ cũng nhận được một món tiền vàng, và từ đó ngài cũng ngọng miệng. Thế là tất cả đều rất thuận lợi. Năm 1897 linh mục Bêrangiơ khởi công xây dựng biệt thự Bêđania. Toà biệt thự có cả tường vây và lầu tháp, toàn bộ chi phí hết 1 triệu đồng vàng. Để quanh năm có thể được thưởng thức hoa tươi, ngài linh mục còn cho xây một nhà ấm trồng hoa, và ngài đặt buồng tắm thật là sang để tắm rửa cho thoải mái.


     Người kế thừa đại giáo chủ Bilarơ là ngài giáo chủ Đơ Bosairen, sau khi nhận chức, việc đầu tiên là ngài đòi linh mục Bêrangiơ phải giải thích tất cả mọi việc làm của mình. Nhưng ngài linh mục Bêrangiơ không để ý đến yêu cầu đó; mà cứ tiếp tục việc làm của mình, về sau giáo hoàng Rôma nghe biết việc đó, yêu cầu toà án Rôma điều tra, Linh mục Bêrangiơ bị đưa ra tòa án Rôma. Cuối cùng, tòa án Rô-ma tuyên bố đình chỉ chức vụ linh mục đối với Bêrangiơ. Nhưng Bêrangiơ cũng không để ý. Ông ta tiếp tục làm lễ Misa, cầu nguyện ngay tại biệt thự của mình. Rất lạ là dường như tất cả giáo dân trong vùng đều đến cầu nguyện, làm lễ Misa tại nhà ông ta, khiến cho linh mục mới được bổ nhiệm về giáo xứ thật khó xử. Và phải thề rằng sẽ không bao giờ đến Rennétbua nữa. 


Đọc thêm tại : http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/06/noi-cat-giau-158-trieu-ong-tien-vang.html


Nơi cất giấu 15,8 triệu đồng tiền vàng

     Năm 1892 vì ngài đối xử tử tế vối mọi người, được giáo dân trong vùng tôn kính, nên chính quyền thành phố  đã chi 2400 phrăng để ngài tu bổ nhà thờ và tế đàn. Vào 9 giờ sáng một ngày nọ , vị linh mục sau khi làm lễ cầu nguyện như thường ngày, bắt đầu kiểm tra công việc tu bổ của các thợ làm hôm trước. Rồi ngài cảm thấy hôm đó có vẻ phấn chấn hơn, mới quyết định sẽ làm việc nhiều hơn một chút. Khi các thợ xây đang tu bổ mái nhà thờ, họ nhờ ngài chọn cho một cây gỗ rỗng đã được tẩm nến trong số những cây gỗ tròn, để làm trụ chính của tế đàn.

đồng tiền vàng


     Ngài tiện tay cầm lấy một cây gỗ, và bỗng phát hiện thấy trong đó có một cuộn giấy da dê cũ, trên đó viết những chữ Pháp cổ, kèm theo những chữ La-tinh. Xem kỹ thì nó là mội Mở trích đoạn trong “Tân ước toàn thư”. Nhưng, với trực giác nhạy bén, ngài đoán chắc trongđó còn ccó ngụ ý gì đó. Thế rồi Bêrangiơ nói với Babanh rằng đó chỉ là một mớ giấy lộn bị vứt bở từ thời cách mạng, chẳng có giá trị gì. Buổi trưa, Babanh ăn cơm ở nhà hàng, bỗng đem chuyện đó nói với những người xung quanh. Lỉnh mục Bêrangiơ được thị trưởng đến hen về việc đó. Ngài đưa cuộn giấy da dê cho thị trưởng xem. Nhưng ngài thị trưởng chất phác thật thà có biết được mấy chữ. Bởi thế, ngài xem cuộn giấy da dê không hiểu được chữ nào. Vì thế câu chuyện cũng lắng xuống dần.

     Nhưng câu chuyện lắng xuống chứ không phải là kết thúc. Bêrangiơ mau chóng bỏ dở công việc nhà thờ. Ông ta cố sức tìm hiểu chữ viết trên cuộn giấy. Ông nhận ra được một đoạn nội dung trong “Tân Ước toàn thư”. Ông ta còn phát hiện thấy trên đó có chữ ký và dấu ngọc tỉ của vương hậu nhiếp chính vương Bođơsi Đơ Gasti. Ngoài ra vẫn chỉ là những bí mật. Thế rồi đến mùa đông năm 1892 ông ta lên đường đi Pari, gắng sức học thêm về ngôn ngữ. Nhưng để phòng xa, ông ta chỉ đưa hỏi các thầy giáo ngôn ngữ từng mẩu vụn một, từng tiếng từng chữ rời rạc. Cuối cùng ông ta cũng đã hiểu ra, nội dung những thứ viết trên giấy da dê liên quan đến nữ vương nước Pháp cất giấu 15,8 triệu đồng tiền vàng. (Theo giá trị năm 1914là 18.5 tỷ phrăng). Trên đườngtừ Pari trở lại Rennétbualinh mục Bêrangiơ tuy chưa biết kho báu ấy ở nơi nào, nhưng đã biết được khá đủ tư liệu đáng tin cậy. Đầu tiên ông ta tiến hành tìm kiếm trong nhà thờ, nhưng không hể thấy dấu vết gì. Một hôm, Mari xinh đẹp và sung mãn tinh thần nhìn thấy ở khu nghĩa địa, từ trên mộ của bá tước phu nhân Autơbôn Bailangsphanrơi xuống một mảnh bia đá có khắc những chừ đặc biệt. Những chữ khắc đó rất giống với chữ trên cuộn giấy da dê. Kho báu phải chăng được chôn giấu dưới đáy ngôi mộ cổ ấy? Được Mari giúp đỡ, ngài linh mục tìm kiếm suốt mấy ngày trong ngôi mộ đó nhưng không hề tiến triển được tí nào. Một buổi tối, từ mộ cổ của bá tước phu nhân, họ đã tìm thấy sự gợi ý trên bản khắc đá. Dưới đáy một ngôi mộ cổ đã trống rỗng tự bao giờ, nơi đó vẫn được gọi là “thành luỹ”, lại có một đường hầm ngầm. Họ men theo đườnghầm ngầm ngoằn ngoèo đi mãi, cuối cùng, tới nơi mà ngườichăn dê Phanrixơ xưa kia đã tới, một nghĩa địa ởsâu dưới đất và những hòm xiểng, trong đó chứa đầy những đồng tiền vàng, đồ trang sức và những vật phẩm quý giá khác. Dường như tất cả những báu vật cố xưa của nước Pháp đều tập trụng ở nơi đây. Linh mục Bêrangiơ tuy có hơi cảm thấy lòng lâng lâng, nhẹ nhõm, nhưng ông ta không hề quên sự nguy hiểm có thể vẫn rình rập: Biết đâu người khác cũng đã biết kho báu này. Có thể con cháu người cất giấu kho báu cũng biết đượckho báu. Thế là ngài linh mục phá bở hết chữ khắc trên đá mộ của bá tước phu nhân. Ngài cẩn thận xóa đi mọi dấu vết có thể khiến người khác phát hiện ra đường hầm và nghĩa địa ngầm, và cũng đem cuộn giấy da dê kia chôn luôn xuống dưới đó, nơi chỉ có ngài và Mari biết mà thôi.



Đọc thêm tại:

 
;