Kho báu với những đồng tiền vàng sẽ mãi là bí ẩn

     Bêrangiơ còn rất hăng hái làm những việc công ích. Là một linh mục, ông rất quan tâm đến sự phát triển của Rennétbua. Ông đặt ra một phương án quy hoạch làm đẹp cho Rennétbua. Ông cho làm đường thông đi Kuysa, xây dựng công trình dẫn nước cho Rennétbua, rồi xây dựng công trình thủy lợi, xây dựng lầu tháp cho dân chúng được sử dụng. Ông còn cho mua một chiếc ô-tô để chở dân trong thành phố. Dự toán toàn bộ kế hoạch của ông phải chi 8 triệu đồng tiền vàng, số tiền vàng này, vào nám 1914 tương đương 8 tỷ phrăng. Qua đó có thể biết khối lượng của cải ở Rennétbua lớn đến mức độ nào.

những đồng tiền vàng


     Ngày 5 tháng 1 năm 1917, Bêrangiơ sau khi ký tên vào một số hóa đơn đặt mua hàng thì ngã bệnh. Linh mục bị chứng đau gan. Và khi ông còn chưa kịp thực thi những phương án mới của mình thì bệnh tật đã cướp đi sinh mạng của ông. Mari đau đớn đưa thi hài của Bôrangiơ phủ bằng một lớp vải nhưng để đặt ởsân gác. Cư dân toàn thành phố Rennétbua đều đến viếng và cầu nguyện cho ông ta. Sau khi viếng ông ra về, mỗi người cầm theo một quả cầu nhung mà Mari đã để sẵn nơi đặt thi hài Bêrangiơ. Người ta cầm quả cầu nhung như được cầm về một thánh vật vậy. Sau đó không lâu, Mari cũng sống lặng lẽ ẩn dật, bà không tiếp khách, Xem ra, bằ cũng không đến kho báu nơi nghĩa địa nữa. Vậy là kho báu ấy chỉ còn một mình Mari là biết mà thôi, về sau, xuất hiện thêm một người tên là Cabi. Kho báu lại có hy vọng được phát hiện. Nhưng số phận của ngài Cabi này không gặp may. Sự thể là như thế này:

     Vào thời gian từ năm 1946 đến năm 1953, ngài Nôrơ Cabi quen biết Mari vào những năm cuối đời. Lúc ấy vợ chồng Cabi ởnhờ trong nhà của Mari, suốt ngày vui chơi cùng với Mari, rồi được Mari tín nhiệm và có cảm tình. Mari thấy Cabi rất đáng tin cậy, mới quyết định bảo cho Cabi biết nơi cất giấu kho báu. Mari xưa nay miệng kín như bưng, bỗng một hôm bảo Cabi rằng: “ông không nên lo lắng, ông Cabi, rồi ông sẽ có được số tiền không bao giờ tiêu hết!”

Bà định nói đến tiền ở đâu?” Cabi hỏi.

“Điều này ư, ông cứ yên tâm đi, trước lúc lâmchung, tôi sẽ bảo hết cho ông”.

     Ngày 18 tháng 1 năm 1953, Mari bỗng nhiên ngã bệnh đột ngột và không tỉnh lại được nữa. Rồi bà qua đời mang theo bí mật về kho báu trong lòng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bí ẩn thế giới, người nguyên thủy.

Ngài linh mục trở nên giàu có và uy tín nhờ những đồng tiền vàng

     Ngài linh mục và Mari lấy ra từ nghĩa địa ngầm rất nhiều những đồng tiền vàng và đồ trang sức. Tất cả việc làm đó đều rất kín đáo, không sơ hở một tí nào, không một ai biết được. Sau đó họ lấp cửa đường hầm lại. Hai người còn đặt ra một phương án che giấu người đời. Linh mục Bêrangiơ đầu tiên đi mấy nước Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Sĩ, Đức, dùng đồng vàng đổi lấy tiền mới đang lựu hành, sau đó dùng danh nghĩ của Mari gửi qua bưu cục thị trấn Đêcuêgia. Chẳng bao lâu, đến năm 1893, linh mục Bêrangiơ đã trở thành nhà triệu phú. Ông ta cho xây lại nhà thờ, trang thiết bị trong ngoài đều đàng hoàng đẹp đẽ, xây dựng lại nhà ở, thiết kế phòng nghỉ mát trong khuôn viên có suối phun nước, có giả sơn, cây cối…

Ngài linh mục


     Ông mua ruộng, mua nhà, bỏ tiền xây tường vây cho nghĩa trang. Tất cả công trình đó đều tiến hành dưới tên của Mari Đơnađô. Bêrangiơ lấy Mari làm vợ. Mari xinh đẹp mê hồn bỗng chốc trở thành đệ nhất phu nhân của Rennétbua. Tất cả những điều thay đổi đột ngột đó dẫn đến sự chú ý của người đời. Giàu phất lên quá nhanh chóng cũng đem lại rất nhiều phiền phức. Đầu tiên là thị trưởng, rồi đến giáo chủ, đại giáo chủ, rồi cả giáo hoàng đều hỏi đến ông ta. Thị trưởng Rennétbua tìm linh mục Bêrangiơ thẩm vấn về nguồn gốc những của cải, lại còn chỉ trích Bêrangiơ tham ô, lãng phí công quỹ, làm hỏng cả nghĩa trang. Ngài linh mục bằng sự bẻm mép đã trả lời ngài thị trưởng rằng, mình được kế thừa tài sản của ông chú ở Nam Mỹ, rồi tặng ngài thị trưởng 5.000 đồng vàng (năm 1914 tương đương với 5 triệu phrăng). Thế là ngài thị trưởng cũng không hỏi thêm gì nữa. Ngài đại giáo chủ Bilarơ của thành phốCaccaxton phụ trách quản hạt thành phố Rennétbua của giáo hội, cũng cảm thấy không yên lòng về những việc làm của linh mục Bêrangiơ thuộc giáo phận của mình. Bởi vậy, ngài cũng cử người đến điều tra. Nhưng tiền vàng, rượu ngon và các món nhậu ngon lành của Bêrangiơ đã làm cho cuộc điều tra đó cũng chỉ chiếu lệ. Cả đến ngài đại giáo chủ Bilarơ cũng nhận được một món tiền vàng, và từ đó ngài cũng ngọng miệng. Thế là tất cả đều rất thuận lợi. Năm 1897 linh mục Bêrangiơ khởi công xây dựng biệt thự Bêđania. Toà biệt thự có cả tường vây và lầu tháp, toàn bộ chi phí hết 1 triệu đồng vàng. Để quanh năm có thể được thưởng thức hoa tươi, ngài linh mục còn cho xây một nhà ấm trồng hoa, và ngài đặt buồng tắm thật là sang để tắm rửa cho thoải mái.


     Người kế thừa đại giáo chủ Bilarơ là ngài giáo chủ Đơ Bosairen, sau khi nhận chức, việc đầu tiên là ngài đòi linh mục Bêrangiơ phải giải thích tất cả mọi việc làm của mình. Nhưng ngài linh mục Bêrangiơ không để ý đến yêu cầu đó; mà cứ tiếp tục việc làm của mình, về sau giáo hoàng Rôma nghe biết việc đó, yêu cầu toà án Rôma điều tra, Linh mục Bêrangiơ bị đưa ra tòa án Rôma. Cuối cùng, tòa án Rô-ma tuyên bố đình chỉ chức vụ linh mục đối với Bêrangiơ. Nhưng Bêrangiơ cũng không để ý. Ông ta tiếp tục làm lễ Misa, cầu nguyện ngay tại biệt thự của mình. Rất lạ là dường như tất cả giáo dân trong vùng đều đến cầu nguyện, làm lễ Misa tại nhà ông ta, khiến cho linh mục mới được bổ nhiệm về giáo xứ thật khó xử. Và phải thề rằng sẽ không bao giờ đến Rennétbua nữa. 


Đọc thêm tại : http://hientuongbian365.blogspot.com/2015/06/noi-cat-giau-158-trieu-ong-tien-vang.html


Nơi cất giấu 15,8 triệu đồng tiền vàng

     Năm 1892 vì ngài đối xử tử tế vối mọi người, được giáo dân trong vùng tôn kính, nên chính quyền thành phố  đã chi 2400 phrăng để ngài tu bổ nhà thờ và tế đàn. Vào 9 giờ sáng một ngày nọ , vị linh mục sau khi làm lễ cầu nguyện như thường ngày, bắt đầu kiểm tra công việc tu bổ của các thợ làm hôm trước. Rồi ngài cảm thấy hôm đó có vẻ phấn chấn hơn, mới quyết định sẽ làm việc nhiều hơn một chút. Khi các thợ xây đang tu bổ mái nhà thờ, họ nhờ ngài chọn cho một cây gỗ rỗng đã được tẩm nến trong số những cây gỗ tròn, để làm trụ chính của tế đàn.

đồng tiền vàng


     Ngài tiện tay cầm lấy một cây gỗ, và bỗng phát hiện thấy trong đó có một cuộn giấy da dê cũ, trên đó viết những chữ Pháp cổ, kèm theo những chữ La-tinh. Xem kỹ thì nó là mội Mở trích đoạn trong “Tân ước toàn thư”. Nhưng, với trực giác nhạy bén, ngài đoán chắc trongđó còn ccó ngụ ý gì đó. Thế rồi Bêrangiơ nói với Babanh rằng đó chỉ là một mớ giấy lộn bị vứt bở từ thời cách mạng, chẳng có giá trị gì. Buổi trưa, Babanh ăn cơm ở nhà hàng, bỗng đem chuyện đó nói với những người xung quanh. Lỉnh mục Bêrangiơ được thị trưởng đến hen về việc đó. Ngài đưa cuộn giấy da dê cho thị trưởng xem. Nhưng ngài thị trưởng chất phác thật thà có biết được mấy chữ. Bởi thế, ngài xem cuộn giấy da dê không hiểu được chữ nào. Vì thế câu chuyện cũng lắng xuống dần.

     Nhưng câu chuyện lắng xuống chứ không phải là kết thúc. Bêrangiơ mau chóng bỏ dở công việc nhà thờ. Ông ta cố sức tìm hiểu chữ viết trên cuộn giấy. Ông nhận ra được một đoạn nội dung trong “Tân Ước toàn thư”. Ông ta còn phát hiện thấy trên đó có chữ ký và dấu ngọc tỉ của vương hậu nhiếp chính vương Bođơsi Đơ Gasti. Ngoài ra vẫn chỉ là những bí mật. Thế rồi đến mùa đông năm 1892 ông ta lên đường đi Pari, gắng sức học thêm về ngôn ngữ. Nhưng để phòng xa, ông ta chỉ đưa hỏi các thầy giáo ngôn ngữ từng mẩu vụn một, từng tiếng từng chữ rời rạc. Cuối cùng ông ta cũng đã hiểu ra, nội dung những thứ viết trên giấy da dê liên quan đến nữ vương nước Pháp cất giấu 15,8 triệu đồng tiền vàng. (Theo giá trị năm 1914là 18.5 tỷ phrăng). Trên đườngtừ Pari trở lại Rennétbualinh mục Bêrangiơ tuy chưa biết kho báu ấy ở nơi nào, nhưng đã biết được khá đủ tư liệu đáng tin cậy. Đầu tiên ông ta tiến hành tìm kiếm trong nhà thờ, nhưng không hể thấy dấu vết gì. Một hôm, Mari xinh đẹp và sung mãn tinh thần nhìn thấy ở khu nghĩa địa, từ trên mộ của bá tước phu nhân Autơbôn Bailangsphanrơi xuống một mảnh bia đá có khắc những chừ đặc biệt. Những chữ khắc đó rất giống với chữ trên cuộn giấy da dê. Kho báu phải chăng được chôn giấu dưới đáy ngôi mộ cổ ấy? Được Mari giúp đỡ, ngài linh mục tìm kiếm suốt mấy ngày trong ngôi mộ đó nhưng không hề tiến triển được tí nào. Một buổi tối, từ mộ cổ của bá tước phu nhân, họ đã tìm thấy sự gợi ý trên bản khắc đá. Dưới đáy một ngôi mộ cổ đã trống rỗng tự bao giờ, nơi đó vẫn được gọi là “thành luỹ”, lại có một đường hầm ngầm. Họ men theo đườnghầm ngầm ngoằn ngoèo đi mãi, cuối cùng, tới nơi mà ngườichăn dê Phanrixơ xưa kia đã tới, một nghĩa địa ởsâu dưới đất và những hòm xiểng, trong đó chứa đầy những đồng tiền vàng, đồ trang sức và những vật phẩm quý giá khác. Dường như tất cả những báu vật cố xưa của nước Pháp đều tập trụng ở nơi đây. Linh mục Bêrangiơ tuy có hơi cảm thấy lòng lâng lâng, nhẹ nhõm, nhưng ông ta không hề quên sự nguy hiểm có thể vẫn rình rập: Biết đâu người khác cũng đã biết kho báu này. Có thể con cháu người cất giấu kho báu cũng biết đượckho báu. Thế là ngài linh mục phá bở hết chữ khắc trên đá mộ của bá tước phu nhân. Ngài cẩn thận xóa đi mọi dấu vết có thể khiến người khác phát hiện ra đường hầm và nghĩa địa ngầm, và cũng đem cuộn giấy da dê kia chôn luôn xuống dưới đó, nơi chỉ có ngài và Mari biết mà thôi.



Đọc thêm tại:

Người chăn dê kì lạ của vùng Rennétbua nước Pháp

     Rennétbua là một thành phố nhở, trong vùng núi Coócbi miền Nam nước Pháp, cách thành phố Caccatxon, tình lỵ của tỉnh Ôđơ nước Pháp 60 km về phía Nam. Rennétbua có một nhà thờ có thể đi tối theo con đường trên sườn đôc ngoằn ngoèo lên xuống khoảng 5km. Vùng Rennétbua hoang dã này lại chứa đựng những chuyện kỳ lạ. Trong đó có một chuyện chứa đầy màu sắc bí ẩn kể về một người chăn dê giàu phất lên, bị chết oan.

chăn dê


     Hồi thế kỷ 17, có một ngườichăn dê ở vùng này tên là Ycas Phanrixơ. Một hôm bị mất một con dê mẹ, ông ta phải tìm kiếm khắp nơi. Phát hiện thấymột rãnh nứt lớn, ông ta bèn đi xuống dưới đó, và thấy một đườnghầm sâu thẳm. Phanrixơ lòng đầy kinh ngạc, bước vào đường hầm xem sao. Cuối cùng tới một nghĩa địa “xương trắng ngổn ngang, hòm xiểng la liệt”, ông ta vô cùng hoảng sợ, chỉ e có một hồn ma nào đó bất ngờ xông tới quật chết. Nhưng tính hiếu kỳ đã cho ông thêm dũng khí, mở nắp một chiếc hòm, ông ta mới thấy choáng ngợp: đầy hòm toàn những vàng. Phanrixơ nhét đầy túi, lặng lẽ ra về. Nhưng sự giàu phất lên của ông ta mau chóng lan truyềnkhắp làng trên xóm dưới. Người thì hâm mộ ông ta, người khác lại đố kỵ. Mặc kệ, Phanríxơ vẫn kín như bưng, Bởi vì ông ta không muốn tiết lộ lai lịch của vàng, nên đã bị vu là trộm cắp. Sau đó ít lâu còn bị bắt bỏ tù. Nhưng ông ta trước sau vẫn không nói ra bí mật của nghĩa địa, đến nỗi phái chết đi trong ngục. Bí mật đó mãi hơn 200 năm sau mới được công khai.

     Năm 1892, cuối cùng thì lịch sử cùng đã kết thúc trò đùa của nó với loài người. Vật đổi sao dời bãi bế nương dâu, cư’ dân Rennétbua đã quên lãng chuyện xưa về vụ án Phanrixơ, lại càng không thể biết được bí mật nơi nghĩa địa. Lại một trường hớp rất ngẫu nhiên. Bêrangiơ Suniai, một cố đạo ờ nhà thờ Rennétbua phát hiện ra đường hầm, rồi từ đó làm xôn xao cả nước Pháp. Năm 1885 Bêrangiơ được bổ nhiệm làm linh mục tại nhà thờ Rennétbua, ông ta thật là người may mắn, quan hệ tình ái với cô Mari Đơnađô 18 tuổi, xinh đẹp đa tình, Rồi lại gặp liên tiếp những điều may mắn. Món tài sản khổng lồ lặng lẽ rơi vào tay ông ta. Chắc là ân tứ của thượng đế ban cho ông ta chăng? Thế ra thần linh cũng có lúc không cầm nổi sự cám dỗ của tính người.


Đọc thêm tại:

Kho báu của Rabit vẫn còn là một ẩn số

     Ngoài đảo Xâysen ra, trên Ấn Độ Dương còn có 6 đảo khác, cũng là nơi có thể chôn giấu kho báu của Rabít, đó là các đảo ‘Mauritius, Buốcbông Maai, Xanh Mari,Phricatơ, và đảo Rôđrigd. Những đảo ấy đều là nơi Rabít cùng vớibọn cướp biển thường xuyên lui tới. Người đời sau, căn cứ vào những mật mã đã dịch, được, tìm thấy trên đảo Mauritius rất nhiều báu vật chôn giấu ở đấy

Kho báu của Rabit


     “ Câu lạc bộ tìm kiếm kho báu quốc tế” của Pháp, cũng nắm được một tư liệu liên quan đến kho báu của Rabít, bao gồm một bản di chúc, 3 bức thơvà 2 bản thuyết minh. Đó là những thứ của Bê Đò Laixtan, một tên cướp biển ngườiPháp nắm giữ được bí mật về kho báu của Rabít. Các chuyên gia tìm kiếm cho rằng, trong những của cải mà Đò Laixtan biết rõ, có một số là kho báu của Rabít.

     Từ năm 1730 Rabít bị treo cổ chết cho đến nay đã trải qua 270 năm, các hoạt động nghiên cứu mật mã và tìm kiếm kho báu của Rabít chừa bao giờ ngưng nghỉ. Gần đây có một công ty lữ hành Trung Âu đã mở tuyến du lịch đến đảo Xâysen tìm kho báu. Chi phí chuyến đi tuy khá tốn kém, nhưng lần nào cũng đầy khách. Họ không những có thể du lãm phong cảnh và di tích mà còn có thể căn cứ theo một bức vẽ bí ẩn, được công ty du lịch phát cho để có thể tìm kiếm kho báu Rabít trên đảo. Và biết đâu, nếu vận may mỉm cười với họ, thì chỉ trong khoảnh khắc họ có thể trở thành nhà tỷ phú. Bởi vậy công ty lữ hành nọ làm ăn phất lên là phải. Tất cả những thứ đó đều có sức hấp dẫn. Nhưng muốn dịch ra được bức mật mã thứ 12 của Rabít, đâu phải chuyện dễ. Không những đòi hỏi kiến thức, trí tuệ, nghị lực mà còn phải gặp vận may nữa.


Đọc thêm tại:

Nguồn gốc của tấm bản đồ kho báu bằng da dê

     Aurivi Oátsơ là một tên cướp biển người Pháp ởnửa cuối thế kỷ 18 được sinh ra ở Cale nước Pháp vào cuối thế kỷ 17, vớitên thường dùng là Rabít. Đầu thế kỷ 18, bọn cướp biển hoành hành dữ tợn ở vùng biển Ấn Độ Dương, Đông Phi và Mađagátsca. Phần lớn các tàu thuyền đi qua vùng biển đó đều khó tránh khởi ngộ nạn; trong đó, hung bạo nhất, ghê gớm nhất chính là Rabít.

bản đồ kho báu bằng da dê


     Rabít lòng dạ độc ác, bàn tay tàn bạo, chủ yếu cướp những tàu hàng sang trọng và tàu của các chính phủ chở của quý. Từ năm 1716 đến năm 1730, bắn đã xưng bá suốt 14 năm trên vùng biển Ân Độ Dương và Đông Phi. Tổng cộng đã cướp được 600 tấn bạc trắng, hàng trăm viên kim cương và nhiều châu báu khác. Tháng 4 nám 1721, Rabít câu kết với tên Taylơ và đồng bọn, cướp tàu “Đức mẹ Capir” của Bồ Đào Nha đang tránh bãoở VịnhBímlnnni, trên đảo Buôcbông ở Ấn Độ Dương, cướp đi vàng bạc châu báu trên tàu trị giá 30 tỉ phrang, Sau đó trang bị lại tàu và đổi tên là tàu“Thắng lợi”. Năm 1722, Tướng hải quân Pháp Aiytờrôan đánh bại quân Anh ở gần đảo Buốcbông, chiếm lĩnh vùng biển đó, rồi từ đó về sau Vua Pháp đại xá tội phạm, đa số dân cướp biển cải tà quy chính, ăn năn hối cải. Nhưng Rabít và một số phần tử ngoan cố, cố tình trốn tránh, ẩn náu chờ thời, Rabít âm mưu sâu xa, đem những của cải và báu vật cướp được, thuê ngườivận chuyển đến chôn giấu trên một hòn đảo, rồi giết sạch những người chôn giấu của cải cho hắn. Thế rồi hắn lấy kho báu đó làm quân bài, đòi chính phủ Pháp thực hiện đại xá đối với hắn. Hắn nói như thật rằng, kho báu này là từ quần đảo Xâysen, chuyển tới vùng biển Ấn Độ để tới Mađagatsca. Hắn sẽ đem kho báu đổi lấy sự ân xá hoàn toàn cho hắn. Đó là điều kiện. Năm 1729, hải quân Pháp cuối cùng đã bắt đựoc Ra-bít. Qua phiên tòa hình sự đặc biệt xét xử, hắn bị kết tội cướp biển và bị xử treo cổ. Đúng 5 giờ chiều ngày 7 tháng 7 năm 1730, cuối cùng Rabít đã phải đưa cổ vào dây thòng lòng. Khi hắn bị dẫn tới giá treo cổ, đột nhiên hắn ném ra một cuộn giấy da dê trước mặt đám đông đang ùn tới, và thét lên: “Kho báu của ta sẽ thuộc về người nào có thể thực sự đọc hiểu được nó!”

     Trên Cuộn giấy da dê hắn để lại khiến mọi người chú ý. Đó là một bức thư bằng một mảng vải có 17 hình vẽ chẳng đâu vào đâu, khiến người ta chẳnghiểu gì cả. Nhưng không có ai dịch được mật mã đó cả. Cuối cùng nó được để lại tại thư viện quốc gia Pháp, cho đến tận ngày nay. Một bức anh chụp nó đã rơi vào tay Rayxina Crôsơvaychinxơ, một nhà thám hiểm người Anh. Người này đoán chắc rằng, kho báu của Rabít chắc là nằm trên đảo Xâysen thuộc Ấn Độ Dương. Bởi vậy ông ta đã mang theo tất cả vốn liếng một đời người, đến đảo Xâysen chờ đợi suốt 28 năm, tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ không mệt mỏi đối với 17 bức vẽ. Cuối cùng đã dịch ra được 16 bức vẽ mật mã, nhưng còn 1 bức vẽ thứ 12 thì không sao tìm ra được đáp án. Mai cho tới khi ông ta qua đời vì đau ốm, vẫn chưa tìm ra được lời giải.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: bi an kim tu thap ai cap, nguoi nguyen thuy

Câu chuyện về kho sách cổ của Ivan Hung Bạo

     Ivan Hung Bạo thu giữ được rất nhiều thư tịch có thể là sự thực. Điều này được biết chủ yếu qua truyền thuyết của tu sĩ Mácxim Grêgo liên quan đến viện tu đạo Phơan. Nghe nói đó là những bản chép tay sách cổ vô cùng quý giá. Số lượng sách này lớn đến mức có thể so với một thư viện.

Ivan Hung Bạo


    Vậy, những sách ấy từ đâu mà có?

    Nghe nói Ivan Hung Bạo được thừa kế từ ông nội là Đại công tưóc Ivan Đệ tam và bà nội là Xô- phia Palêôlôgơ. Xôphia là cháu gái của hoàng đế Côngxtantin thứ 11, cũng là hoàng đế đời chót của đế quốc Đông La Mã, Khi bà đến Matxcơva đã mang theo từ thư viện Hoàng gia của đế quốc La Mã rất nhiều bản chép tay các sách cổ cực kỳ quý báu. Bởi vậy, đó là những bản sách quý rất hiếm trên thế giới.

    Ivan Đệ tam muốn đưa số sách được cất giữ làm một bảng kê mục lục, bèn cho gọi Macxim Grêgo đến để hoàn thành. Ngườinày đã từng được học ởPa-ri, Rô-ma, trong các giáo đường, rất vui vẻ được làm việc đó. Ngoài ra, ông ta còn tranh thủ việc này để đối chiếu bản dịch Xlavơ của giáo hội nước mình với nguyên tác tiếng Hy Lạp, và ông đã lần lượt đính chính lại rất nhiều chỗ dịch sai.

    Cách làm này của Grêgo khiến cho đại giáo chủ Matxcơva Iởxép rất không hài lòng, cho rằng làm tổn hại đến sự tôn nghiêm của giáo hội. Sau đó ít lâu, ông rời khởi hoàng cung, rồi bị giáo đoànkhai trừ và bị nhiều sự bức hại đủ các hình thức.

    Trên đây là truyền thuyết liên quan tới tu sĩ Mácxim Grêgo và kho sách của Ivan Hung Bạo. Qua truyền thuyết đó công việc làm mục lục cho kho sách đã hoàn thành được chưa? Một lượng lớn những sách quý được cất giữ ở nơi nào trong cung điện Kremli? vẫn chưa ai được biết.

    Trong một cuốn sách được biên tập vào thế kỷ XVI đã ghi chép việc này như sau:

    “Cố đạo ngườiĐức Vâyđơmai đã từng trông thấy kho sách của Ivan Hung Bạo. Nó chiếm tới hai căn phòng trong tầng hầm cung điện Kremli…” Điều khiến ngườita không hiểu là, trong những văn kiện, sách vở khác cùng thời lại không hề nói tới kho sách ấy của Ivaxi Hung Bạo. Đó là vì nguyên nhân gì? Phải chăng kho sách đã bị thất tán hoặc là nó vốn không tồn tại?

    Đến thế kỷ 19, có hai người Đức rất hứng thú với câu chuyện về kho sách của hoàng đế, Một trong hai người đó muôn được tìm hiểu ngọn ngành về kho sách, nên đã tìm đến Matxcơva. Ông đã tiến hành tra cứu hết toàn bộ mọi ghi chép cổ xưa có liên quan đến kho sách, vẫn không tìm ra manh mối gì. Về sau ông lại tiến hành điều tra về địa hình trong điện Kremli, nhưng cũng khó mà xác định được kho sách nằm ở nơi nào. Tuy vậy, khi rời khởi Matxcơva ông vẫn cho rằng:

    “Tôi tin chắc rằng, kho sách của Ivan Hung Bạo vẫn ngủ say ở một nơi nào đó mà người ta chưa biết. Giải đáp được điều này, rất có thể liên quan đến những phát hiện vô cùng quan trọng dối với văn hóa thế giới”.

    Về số phận của kho sách, ý kiến của các chuyên gia cũng không thống nhất. Có người nói: “Khi điện Kremli xảy ra hỏa hoạn, kho sách đó có thể đã bị thiêu huỷ mất”. Lại có người nói: “Kho sách đó đã được chuyển tới thư viện đại giáo chủ Matxcơva rồi, và về sau dường như đều bị thất tán mất”. Cũng có người nói: “Kho sách của Ivan Hung Bbạo chắc chắn tồn tại, cần phải tiến hành thăm dò cẩn thận điện Kremli thêm nữa”….

    Những ý kiến đó hãy tạm gác lại. Còn về mật thất nằm dưới tầng ngầm cung điện Kremli còn có những truyền thuyết như sau:

    Cuối thế kỷ 19, nhà sử học Chaplin, người có uy tín trong làng chơi đồ cổ ở cung điện Kremli đã từng được nghe một quan chức nói rằng, ông ta đã trông thấy tại Sở bảo quản văn thư của xưởng đúc tiền, một cuốn sách rất cổ quái, trên đó ghi toàn những chuyện ngày xưa. Trong đó có một chuyện được chép như sau:

    … Năm 1724, Pie Đại đế quyết định dời đô về Pêtécbua, coi Matxcơva là thủ đô thứ hai. Tháng 12 năm ấy, một ngườilàm việc trọng giáo hội có tên là Arkhipôp, đến Pêtécbua, đưa cho bộ phạn quản lý tài vụ một bản báo cáo, nói đến việc dưới tầng ngầm cung điện Krem li ở Matxeơva có hai căn phòng bí mật, Trên cửa sắt của căn phòng có dán niêm phong và còn khoá bằng kháa lớn. Căn phòng đó dường như để rất nhiều những hòm lớn.

    Sau khi nghiên cứu, những ngươi có trách nhiệm đã bắt tay điều tra ngay đối với phòng ngầm của cung điện Kremli. Nhưng, chẳng bao lâu, từ Petecbua truyền tới mệnh lệnh, ngừng ngay cuộc điều tra.

Sau đó 9 năm, ngài Arkhipôp đó lại nêu yêu cầu muốn được khai quật phần ngầm phía dưới cung điện Kremli.

Kết quả như thế nào? Trong báo cáo được líu giữ tại Sở bảo quản văn thư, công văn đã viết rằng: “Dù rằng đã dốc hết sức, nhưng vẫn không phát hiện thấy căn hầm bí mật”.

Xupôlépsky, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) cho rằng, tuy nói rằng Arkhipôp đã thất bại, những không thể nói rằng kho sách của Ivan Hung Bạo là không tồn tại. Ông tin chắc rằng, điều bí mật đó, rồi sẽ có một ngày dược đưa ra ánh sáng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nguoi maya, nguoi nguyen thuy

Nguyên nhân hình thành kho báu dưới đáy biển

    Từ cuối thế kỷ 15, sau khi Côlômbô lần đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ, trên biển Đại Tây Dương, bóng tàu thuyền ngày càng thêm nhộn nhịp. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, lòng đầy khao khát đối với của cải nơi lục địa mới, họ đi lại như con thoi giữa hai bờ Đại Tây Dương, nối liền lục địa cũ vớilục địa mới. Những đại bác súng dài của người châu Âu tiên tiến đã phá tan sự yên tĩnh ngàn đời của đại lục châu Mỹ; và cũng lần lượt huỷ diệt đi từng nền văn minh cổ đại huy hoàng sáng chói của đại lục này. Sau khi cướp bóc và chém giết điên cuồng, bọn thực dân lại chở đầy những tàu thuyền vàng bạc châu báu hôi tanh trở về. Thế nhưng những món vàng bạc châu báu khổng lồ ấy không chắc có mang lại kết quả tốt đẹp cho họ.

kho báu dưới đáy biển


    Đội tàu chở vàng này suốt dọc đườnglặng lẽ, cẩn thận và cuối cùng đã đến được vùng biển của quần đảo Adorơ vào tháng 6, cách vùng biển Tây Ban Nha không bao xa nữa. Trong lúc các thủy thủ tính toán lộ trình, trong lòng mừng thầm, thì bỗng nhiên một hạm đội liên hợp Anh, Hà Lan với 150 chiến thuyền hợp lại, đã xuất hiện trên vùng biển. Từ chỗ khấp khối mừng thầm, giờ đây đội tàu chở vàng bạc lại hoang mang sợ hãi. Các thủy thủ hỗn loạn rối bời. Đứng trước một hạm đội hùng mạnh như vậy, chống lại chẳng có ý nghĩa gì. Tổng tư lệnh đội tàu chở vàng, ông Bêrascơ bèn ra lệnh cho tàu chạy hết tốc lực mau chóng đi vào vịnh Vêga trên bờ Đại Tây Dương. Một mặt từ thủ cảng khẩu, một mặt tìm mọi cách vận chuyển vàng bạc châu báu lên bờ đưa tới thủ đô Mađơrít. Thế nhưng lúc bấy giờ, tại Tây Ban Nha có một điều luật kỳ cục, bắt buộc tất cả những thứ đưa từ Nam Mỹ về, đầu tiên, phải đưa đến Sevilla để nghiệm thu. Không còn cách nào khác, cuối cùng phải đem những của cải và báu vật về cho vua và hoàng hậu, dỡ xuống khởi tàu chuyển bằng đường bộ để đưa về Mađrít (số báu vật này trên dọc đường đi lại bị cướp mất, cho đến nay vẫn chưa biết nó ởđâu). Hạm đội liên quân Anh , Hà Lan bao vây vịnh Vêga tầng tầng lớp lớp. Họ cũng biết đội tàu củaTây Ban Nha là đội tàu chở vàng bạc châu báu. Trước sức cám dỗ của vàng bạc châu báu, các binh sỹ phấn chấn hẳn lên, ai cũng hăng hái xông lên phía trước. Hạm đội liên quân do thượng tướng hải quân Rôcơ, chỉ huy hơn 3000 cỗ đại bác thi nhau nã đạn, đánh tan pháo đài của Tây Ban Nha trên bờ vịnh và tất cả hàng rào ngăn cản, kể cả những công sự phòng ngự, mau chóng đánh chiếm cảng vịnh. Tổng tư lệnh đội tàu chở vàng Bêrascơ nhìn các binh sỹ của mình ngã gục bên cạnh, nghe thấy tiếng đạn pháo gầm rít ngày càng dữ dội, cuối cùng thấy rõ tình thế tuyệtvọng, ông đành phải hạ lệnh đốt cháy toàn bộ những chiếc tàu chở vàng bạc châu báu, để tránh cho số vàng bạc châu báu đó khỏi rơi vào tay quân địch, Ngọn lửa bốc cháy, các binh sỹ Tây Ban Nha lặngngười, nhìn theo những báu vật mà họ đãtrải bao gian nan vất vả, đưa chúng từ Nam Mỹ trở về, để rồi bây giờ tận mắt nhìn chúng từ từ biến mất xuống đáy biển nựớc sâu muôn trượng trong trận đánh này, trừ có mấy tàu bị liên quân Anh Hà lan bắt được, còn hầu hết đều bị chôn vùi dưới đáỵ biên sâu. Từ lời khai của Cahon, thượng tướng hải quân Tây Ban Nha bị bắt làm tù binh, ngươi ta được biết đại thể tổng sốlượng vàng bạc châu báu ước tính có khoảng 4000 đến 5000 chuyến xe ngựa mới chở hết. Lúc bấy giờ, người Anh cũng đã nhiều lần lặn lội xuống biển mò tìm, hy vọng có thể vớt được số vàng bạc châu báu đó. Nhưng vì thiết bị lặn vớt còn lạc hậu, cho nên chỉ vớt được một số lượng rất ít những chiến lợi phẩm đó.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: nguoi maya, bi an kim tu thap ai cap

Kho báu của người Inca trong vùng rừng rậm Amazon

     Trong vùng rừng rậm Amazôn, còn có một kho báu của ngườiInca khác nữa được ngườiđòi quan tâm, đó là “hồ vàng Inca” trong truyền thuyết. Theo tục cổ truyền, các vua người Inca làm lễ đăng quang đều chọn địa điểm bên bờ hồ đó để tổ chức nghi lễ. Người được kế thừa vương vị, đầu tiên phải dùng bột vằng bôi lên khắp người. Quốc vương mới lấp lánh ánh vàng sáng chói mắt, tởa hào quang chứng tởlà con của Mặt Trời.

Kho báu của người Inca


     Tiếp đó vua mới xuống hồ tắm rửa hết bụi vàng trên người, các thần dân tới tấp hiến vàng bạc châu báu và những thứ quý nhất của mình trưóe chân của nhà vua. Nhà vua lại đem tất cả những thứ đó ném hết xuống hồ, hiến tê cho thần Mặt Trời chí tôn… Cứ thế, từ đời này qua đời khác, trong hồ chứa chất bao nhiêu là vàng bạc,châu báu. Từ thế kỷ 16, sau khi người Tây Ban Nha chinh phục đế quốc Inca, việc tìm kiếm và trục vớt vằng bạc châu báu trong hồ đã được tiến hành liên tục chưa bao giờ ngắt quãng. Cuối cùng, người ta xác định rằng, hồ Quađaviđa của Côlômbia ngày nay, chính là “hồ vàng” trong truyền thuyết. Năm 1545, một đội thám hiểm Tây Ban Nha đã vớt được mấy trăm món đồ bằng vàng nơi nướchồ tương đối nông. Điều đó đã chứng minh tính xác thực của truyền thuyết “hồ vàng” và cũng thêm phần hấp dẫn đối với những người săn tìm báu vật. Nhưng việc mò tìm, trục vớt ở chỗ nước sâu trong hồ thì vẫn chưa bao giờ thành công. Năm 1911, một công ty Anh quốc định cho bơm cạn nước hồ để tìm báu vật, nhưng kết quả sau khi bỏ ra một khoản tiền lớn, vẫn thất bại hoàn toàn. Năm 1974, để bảo đảm cho kho báu dưới hồ không lọt vào tay ngườinước ngoài, chính phủ Cô-lôm-bi-a lệnh cấm mọi hoạt động mò tìm và trục vớt trong hồ, đồng thời đưa quân đội đến canh giữ hồ đó. Kho báu hồ vàng bí ẩn trở thành một bí mật không thể tiếp cận được nữa.

     Kho báu trong truyền thuyết người Inca không phải chỉ có hai nơi nói trên. Nhưng dù cho báu vật ở đó có giá trị khổng lồ và thu hút người ta đến đâu đi nữa, nhưng đứng trước rừng rậm Amazôn bao la và đáng sợ, các nhà thám hiểm và những ngườisăn tìm cũng không tránh khởi sự e ngại và cũng đành chịu, không làm gì được, chỉ còn nhìn rừng mà thở dài thôi. Chẳng nhẽ đúng như lời của người dân bản xứ nói: Trên những báu vật cổ xưa đổ có mang theo linh hồn của các vua Inca đã chết. Các linh hồn đó đang cư trú trong rừng rậm, canh giữ chặt chẽ kho báu của họ, không để cho người đời tìm thấy mà lấy đi? Người ta vẫn mong chờ một ngày nào đó có thể tìm ra được bí mật về những kho báu của người Inca.

Lời nguyền của Vua Ataoanphan trước khi bị treo cổ

     Khi Ataoanphan bước lên giá treo cổ, ông ta đã phát ra lời nguyền với những ngườiInca đời đời sùng bái thần mặt trời, với rừng rậm Amadôn, với cả những tên đao phủ. Đó là những lời nguyền đáng sợ. Và quả nhiên, lời nguyền đã ứng nghiệm. Những tên cướp tham lam tay nhúng đầy máu tanh, mình đầy tội ác đó, cuối cùng cũng đều phải chịu một kết cục đáng đời đối vớichúng. Khối lượng vàng bạc khổng lồ mà chúng cướp được của người Anhđiêng ăn chia không thoả mãn dẫn đến sự xung đột tranh giành. Trong nội bộ bọn xâm lược đã diễn ra một cuộc xung đột dã man kéo dài đến mấy năm. Kết quả, dường như tất cả các thủ lĩnh kể cả 4 anh em nhà Pisarô, Anmacarô…Và đồng bọn đều bị giết chết hoặc cầm tù. Số vàng bạc khổng lồ mà người Inca bị bắt chẹt phải giao nộp, cuối cùng cũng không biết đi đâu.

Lời nguyền của Vua


     Về số phận của khối vàng bạc khổng lồ mà Pisarô bắt chẹt được đó, có ngườicho rằng, lúc bấy giờ Pisarô chưa thể đưa đi được, mà nó bị người Inca cướp trở lại cùng với thi thể của Ataoanphan, rồi đem đi cất gỉấu. Nơi cất giấu nghe đâu là ở trong núi Riancanađi của Ecuađo. Thời kỳ thực dân dã man qua đi, nhưng những cuộc săn tìm khobáu khổng lồ của vương quốc Inca thì vẫn tiếp tục. Rất nhiều người săn tìm kho báu đã mạo hiểm đem cả tính mạng mình đưa vào nơi nguy hiểm ở vùng Riancanađi để săn tìm nơi cất giấu kho báu đó. Nhưng trong vùng đầm lầy và rừng cây rậm rạp, nơi mà rắn độc và dã thú hoành hành thuộc lưu vực sông Amadôn bao la đó, rất nhiều kẻ săn tìm kho báu có đi mà không có về. Năm 1989, một đội thám hiểm dưới sự lãnh đạo của một ngườiPháp tên là Đanien Xơha, được một nhà nhân loại học Tây Ban Nha lên là HanGômaixơ phối hợp, lại một lần nữa tiến vào vùng rừng rậm Amadôn. Nhưng họ vẫn chưa tìm được kho báu mà ngườiInca cất giấu một cách bí ẩn ở nơi nào đó.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: người maya, người nguyên thủy

Cuộc xâm chiếm đất nước Inca của thực dân Tây Ban Nha

     Trên đại lục Nam Mỹ bao la có một dòng sông lớn, như con rắn khổng lồ ngày đêm gào thét, với khí thế hào hùng cuồn cuộn ngàn năm không nghỉ đổ nước vào lòng đại dương. Đó là dòng sông có lưu lượng lớn nhất trên thế giới, sông Amazôn. Hơn 400 năm nay, kể từ khi các nhà hàng hải Tây Ban Nha phát hiện ra, con sông lớn cuồn cuộn sóng trào này và cả một vùng hàng 2,8 triệu cây số vuông rừng rậm bao phủ quanh nó, dung mạo biến hoá khôn lường của nó, và những truyền thuyết kỳ lạ quanh nó, đã thu hút biết bao những nhà tham hiểm trên thế giới hết đợt này đến lớp khác, tìm đến để du lịch, nghiên cứu và săn tìm kho báu. Người Inca là một nhánh của ngườiNam Mỹ. Giữa thế kỷ 15, ngườixây dựng được một đế quốc Nam Mỹ, với trung tâm là nước Pêru ngày nay, và trai rộng trên một diện tích tới 800.000 km2. Tại thủ đô Cuxơkô của nó có đền thờ hùng vĩ được trang trí bằng vàng ngọc châu báu và  “Công viên hoàng kim” lộng lẫy huy hoàng.,. Trong truyền thuyết của người Anh Điêng.

Cuộc xâm chiếm đất nước Inca


     Vào một ngày của năm 1511, khi nhà tham hiểm Tây Ban Nha Ban Vôya đang sướng điên người vì mới kiếm được từ người Anh Điêng một hũ vàng kha khá, thì một vị tù trưởng đứng tuổi ởtrước mặt nói: “Đây chính là những thứ khiến các ông phải rời bỏ quê hương, chấp nhận ra sự nguy hiểm đến tính mạng để mong kiếm được đó ư? Tôi có thể bảo với các ông, có một đất nước, dân chúng dùng vàng để làm ra những vật dụng ngày như dụng cụ ăn uống…  ở nơi ấy chỗ nàocũng đầy vàng”.

     Vị tù trưởng chỉ tay về phía xa xa, và Bauvôya nhận ra đó là vùng rừng rậm Amazon. Dể tìm kiếm đất nước như huyền thoại ấy, đất nướcInca, những người Tây Ban Nha tham lam lớp nàyđến lớp khác mạo hiểm trong rừng rậm Amazôn; Nhưng chỉ có rắn độc và thú dữ rừng hoang nhiệt đới là rình rập họ, thỉnh thoảng tấn công ám hại họ. Rồi có cả bộ lạc ăn thịt người hoang dã rình rập tập kích họ. Nơi rừng rậm âm u hoang dã này, mỗi bước đi là tràn đầy nguy hiểm chết chóc. Khi mà những ngườithực dân Tây Ban Nha thèm thuồng nhưng đã chán nản vì sợ hãi, thì một cuộc nội chiến tàn khốc trong lòng đế quốc Inca đã đem đến cho họ cơ hội may mắn. Sau khi biết được tin đó, tháng 9 năm 1532, trùm thực dân Tây Ban Nha Pisarô đã chỉ huy hơn 160 binh sỹ vượt qua dãy núi Anđêxơ vách núi dựng đứng, cao 3.500 mét so với mực nước biển, tiến vào đất nước mà những ngườichâu Âu chưa bao giờ tới trước đó. Không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào, Pisarô đem quân tiến vào thị trấn quan trọng miền Bắc của người Inca, thị trấn Casamanca. Pisarô xảo quyệt đặt bẫy phục kích bắt sống vua Ataoanphan của người Inca, sau đo bắt ép ông ta phải dùng nhiều vàng để chuộc mạng, bắt người Inca phải đem số vàng bạc chất đầy vào nhà ở của Ataoanphan. Để chuộc cho được nhà vua của mình về, những ngườiInca ngày đêm không nghỉ vận chuyển vàng bạc từ khắp nơi đổ về Casamanca. Số lượng vàng bạc mà người Inca phải giao nộp đã lên tới 13.265 cân Anh ( 1 cân Anh=0,454 kg -ND), còn số bạc trắng là 26.000 cân Anh. Thu được một lượng vàng bạc lớn chưa từng có như vậy khiến cho bọn thực dân Tây Ban Nha sướng điên người. Chỉ cần một đơn vị quân đội nhỏ như vậy mà lại thuđược những khoản chiến lợi phẩm khồng lồ như thế, có thể nói là trong lịch sử thế giới chưa bao giờ có.Tuy đã bát chẹt đủ số vàng bạc, song Pisarô vẫn bội tín, quyết định giết hại vị vua “vua Mặt Trời” cuối cùng của người Inca.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: người maya, bí ẩn kim tự tháp ai cập

Lý do kho báu hoàng cung Priamôx ở dưới chân thành cổ?

     Vậy thì những vật báu của kho báu ấy vì sao lại nằm dưới chân tường thành cổ đó? Khi được phát hiện, những báu vật ấy nằm sát vào nhau trong một khối có hình hộp chữ nhật, cho nên Xêliman suy đoán rằng, chúng vốn được cất trong một chiếc hòm gỗ, về sau chiếc hòm bị đốt cháy, báu vật vẫn giữ lại được hình hộp chữ nhật của chiếc hòm, Về điểm này, chiếc chìa khóa đồng được tìm thấy gần kho báu có thể coi là vật chứng.

hoàng cung Priamôx


     Đầu đuôi sự việc có thể là, sau khi người Hy Lạp đánh chiếm thành Tơroa, trong thành tình hình rất hỗn loạn. Trong hoàng cung, có người vội vàng đem báu vật cất hết vào hòm, cả đến chìa khoá cũng không kịp rút ra nữa, bèn bỏ chạy hoảng loạn. Khi chạy tới bên tường thành, có lẽ gặp đám lửa lớn ập tới hoặc quân địch đuổi tới, khiến người đó vứt cả hòm báu vật mà chạy tháo thân, rồi ngay sau đó, nhà cửa, thành quách đổ xuống trùm lên chiếc hòm. Nhưng cũng có người không tán thành giả thiết đó. Họ cho rằng, những báu vật ấy vốn được cất trong hòm ở trên lầu của hoàng cung, về sau hoàng cung bị cháy đổ nên hòm báu vật bị rơi xuống một nơi gần tường thành. Bởi vì cách đó không lâu, tại một nơi cách kho báu chỉ có mây thước, người ta lại phát hiện thấy một kho báu khác. Nhưng việc đó vẫn chưa kết thúc, về sau tại chân tườnghoàng cung, người ta lại tìm thấy kho báu thứ ba. Thế là lại có người giải thích rằng có lẽ lúc bấy giờ, khi người Hy Lạp phá thành tiến vào, thị vệ cung đình trong lúc hoảng loạn đã đem báu vật của hoàng cung bỏ vào trong mấy chiếc hòm lớn, cố ý đặt xuống chỗ chân thành sắp bị đổ sụp. Mỗi người giữ ý kiến riêng của mình, khiến mọi người chẳng biết tin ai.

     Những báu vật đó thuộc sở hữu của ai trong lịch sử? Xêliman cho đến lúc chết vẫn tin rằng những báu vật mình tìm thấy là của vua Priamôx. Di chỉ thành cổ ở tầng thứ hai từ dưới lên, chính là thành Tơroa được miêu tả trong sử thi Hôme. Nhưng quan điểm đó của Xêliman đã bị sụp đổ sau khi ông qua đời được ba năm. Hồi đó, nhà khảo cố học Đơnphơđd, căn cứ những tư liệu mới được khai quật, cho rằng thành luỹ nằm ở tầng đất thứ 6 từ dưới lên mới thực sự là di chỉ của thành Tơroa trong sử thi Hôme miêu tả. Còn ngôi thành cổ ở tầng đất thứ hai mà cho đến lúc chết Xêliman vẫn tin chắc rằng đó là thành Tơroa, thì nó đã có trước lúc xảy ra chiến tranh Tơroa 1000 năm. Thập niên 30 của thế kỷ XX, Brie, nhà khảo cổ học người Anh, sau khi nghiên cứu đã chỉ rõ thêm, di chỉ thực sự của thành Tơroa trong chiến tranh Tơroa cũng không phải nằm ở tầng văn hoá thứ 6, mà nằm ở tầng văn hoá thứ bảy; bởi vì nguyên nhân dẫn đến sự huỷ diệt tầng văn hoá thứ 6 là động đất chứ không phải là chiến tranh. Như vậy người ta không những phải hỏi, nếu cho rằng kho báu mà Xêliman tìm thấy không thuộc sở hữu của Priamốx, thì chủ nhân của nó rốt cuộc là người nào? Và kho báu thực sự của Priamốx nằm ở nơi đâu?

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kim tự tháp, nguon goc loai nguoi

Lỗ lực tìm kiếm kho báu của Xêliraan

     Năm 1870 Xêliraan vượt đường xa ngàn dặm, đến đồng bằng ven biển Cận Đông Tơroa, viếng thăm di chỉ thành cổ mà đã hằng chục năm ông chỉ được đến thăm trong mộng. Sau khi thăm dò nghiên cứu thực địa, ông chọn gò đất nhỏ Xisarích làm địa điểm khai quật. Thật không uổng công người có tâm huyết. Sau ba năm vất vả gắng sức, ông đã tìm thấy ở đây di tích thành cổ được chồng chất bao nhiêu lớp. Trong đó lớp thứ hai, tính từ dưới lên là một thành luỹ có tường thành rất dày và cổng thành rất cao. Trong thành có một nơi xưa kia là một khuôn viên rất khả quan. Trên thành cũng tìm thấy dấu vết của một đám cháy lớn.

kho báu của Xêliraan


     Tất cả những cái đó khiến cho Xỗliman đoán chắc rằng, đó chính là thành Tơroa mà ông hằng đêm ngày mong mỏi. Khuôn viên ấy chính là hoàng cung Priamôx, cũng tức là nơi có kho báu mà trong sử thi “Iliát” nhắc tới cái tên thành Priamốx, rồi nó sẽ được hiện ra trước con mắt người đời. Nhưng sự việc lại không như mong muôn. Ông dường như đã khai quật đến trống rỗng một nửa ngôi thành cổ, thế mà không hề tìm thấy một mẩu vàng. Xêliman thân thể mệt mỏi rã rời, chuẩn bị cho ngừng việc khai quật gò đất Xisarích, Ngày 14 tháng 6 năm 1973, Xêliman và những lao công được thuê, đến di chỉ tiến hành một cố gắng cuối cùng. Khi ông đứng gần nơi tường thành Priamôx hình vòng tròn ở độ sâu tối 28 thước Anh, thì bỗng ánh mắt ông bị thu hút bởi một đồ vật hình thù kỳ lạ ở lớp những vật hư hỏng. Bởi vì ở sau vật ấy dường như có ánh sáng lấp lánh. Tim Xêliman bỗng đập lên rạo rực và ý thức rằng, đó là một thỏi vàng. Ông cố kìm nén sự xúc động trong lòng, gọi vợ đến bảo rằng, hôm ấy là sinh nhật của ông, nên cho mọi người được nghỉ sớm, tiền lương vẫn phát đủ. Sau khi cho các lao công giải tán ra về,Xêliman không thể đợi được nữa, vội lao vào món đồ vật kia, Gạt những tro tàn ở trên ra, thấy đó là một vật bằng đồng. Nhưng để lấy được nó ra không phải là dễ, bởi vì trên nó là sức đè nén của cả bức tường thành cao 19 thước Anh. Nhưng Xêliman, từ lâu đã không quan tâm đến sự an toàn của mình nữa, ông cứ ra sức đào bới dưới chân tường thành. Cuối cùng đã có thể cho tay vào bên trong được, và ông lần lượt lấy ra hết cái này đến cái khác, toàn là vàng bạc châu báu. Hai vợ chồng đem những thứ có giá trị vừa lấy được dưới thành, dùng khăn quàng gói lại, lôi dần về căn nhà gỗ mà họ trú ngụ, sau đó khóa cửa lại và bắt đầu kiểm tra tỉ mỉ. Họ nhận ra: Hai chiếc vương miện bằng vàng, 4066 thời vàng, hình dáng tựa Trái tim, 16 pho tượng thần, 24 dây chuyền, cùng với bình cốc, vòng đeo tai, khuy cúc, kim, lăng trụ v.v… tổng cộng có 8700 hiện vật bằng vàng. Xêliman cho rằng, đây chính là kho báu của hoàng cung Priamôx.

Nguyên nhân nổ ra cuộc chiến thành Tơroa

     Trong “Iliát” và những thơ cổ của Hy Lạp có một câu chuyện truyền thuyết như sau: cổ anh hùng Hy Lạp Pêlêux và nữ thần Thêtix tổ chức hôn lễ trên núi Periven, yến tiệc khách khứa tưng bừng, nhưng lại quên không mời nữ thần Erixơ thần Bất Hòa. Thế là vị nữ thần này lặng lẽ đến tiệc cưới, vứt xuống đó một quả táo bằng vàng, trên đó có khắc dòng chữ ‘Tặng cho người đẹp nhất” để gây tranh cãi. Quả nhiên Thiên hậu Hêra, nữ thần trí tuệ Athêna, nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrôđit đều muốn tranh lấy quả táo vàng ấy.

cuộc chiến thành Tơroa


     Cuối cùng, người cha của các thần đành phải mời Parix, con trai Priamôx vua của thành Tơroa đến phân xử, Kết quả, Parix đem quả táo vàng xử cho Àphrôđít được. Aphrôđít muốn tỏ lòng cảm ơn, bèn ngầm giúp cho Parix, đem Helena vợ đẹp của Mênêlaôx, vua thành Xpartê sang thành Tdroa. Mênêlaôx không nhịn được, điều 10 vạn đại binh, giao choAgamemnon, anh trai cả của mình chỉ huy vượt biển tiến đánh Tơroa. Vì thế có cuộc chiến tranh Tơroa kéo dài 10 năm. Cuối cùng, người Hy Lạp được sự giúp đỡ của Ôđixê vua 156 khéo dùng kế ngựa gỗ phá được thành Tơroa, rồi tiến hành cướp bóc điên cuồng và chém giết dã man. Trước lúc rút đi còn đốt cháy cả thành Tơroa phồn vinh phát triển.

     Năm tháng trôi qua, bãi bể nương dâu, cùng với thời gian trôi đi, người ta cũng dần dần quên lãng những truyền thuyết thần thoại đó. Mãi đến gần đây, các học giả phương Tây mới bắt đầu chú ý nghiên cứu cổ sử Hy Lạp. Nhưng đa sốhọc giả đều cho rằng, tất cả những điều được miêu tả trong sử thi Home chỉ là chuyện thần thoại mà thôi, chẳng đáng để tin. Duy chỉ có nhà khảo cổ học người Đức Hăngri Xêliman (1822*1890) thì không cho là như vậy. Từ nhỏ ông đã rất hứng thú với truyền thuyết thần thoại Hy Lạp, đặc biệt là chuyện liên quan tới cuộc chiến thành Tơroa. Ông đã thề rằng, sẽ có một ngày, hoàng cung Priamốx đã ngủ say ngàn năm dưới đất sẽ lại được thấy mặt trời. Rồi giấc mơ đã biến thành sự thật. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: những bí ẩn của thế giới, kim tự tháp

Thời cổ đại đã có phi thuyền vũ trụ chăng?

     Vật thể bay được khắc họa trong đó, phía trước nhọn, hơi lùi về phía sau một ít có mấy chỗ lõm vào, giống như cửa vào khoang tàu hoặc là lỗ thông hơi. Càng về phía sau càng rộng dần ra, sau đuôi là một luồng lửa phụt ra rất dài. Phía đàng đầu của nó có cửa mở để nạp không khí vào. Không 152 khí theo đườngống dẫn ra phía sau đuôi. Người Maya trong bức hoạ, phần thân trên nghiêng về phía trước, tay cầm cái gì đó giống như cầm lái và đang trong tư thế điều khiển nó. Bàn chân trái giống như đang giẫm trên một bàn đạp, người đó đang tập trung mọi chú ý vào những đồng hồ ở phía trước. Rõ ràng là tàu vũ trụ hoặc tên lửa ấy đang bay về phía trước.

Thời cổ đại đã có phi thuyền vũ trụ chăng?


     Mũ trên đầu ngườilái tàu này có trang bị phức tạp, có lỗ thông hơi, có đường ống dẫn, còn có cả thứ gì giống như ăng-ten. Trang phục của  người đó càng tốt hơn, một bộ áo liền quần bó sát, nơi eo được thắt bằng thắt lưng da rộng bản. Đùi và cánh tay đều được quấn xà cạp. Chỗ ngồi phía trước được ngăn cách với khoang vận tải phía sau. Trong khoang vận tải có thể nhìn rõ các thứ đối xứng có hình vuông, hình tròn, điểm chấm và hình xoáy ốc.

     Trong tác phẩm cổ đại mà người hiện đại cho rằng nó đã vượt qua rất xa thòi gian nó được tạo ra, rốt cuộc được lưu giữ những thông tin gì? Hoặc nói cách khác, nó sẽ cho ta biết những bí mật gì. Phải chăng tổ tiên của người Maya xưa kia đã tiếp đãi các vị khách từ ngoài vũtrụ?

     Tại Liên Xô (cũ), các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một bức họa trên đá của người tiền sử, vẽ hình phi thuyền đặc biệt. Trong bức họa có tối 10 phi thuyền xếp liền với nhau thành một nhóm. Những phi thuyền đó đều có hình cầu, và được xếp nằm trong một góc vuông, hai cạnh góc vuông có hai trụ lón. Chẳng nhẽ đó là phi thuyền vũ trụ của các vị khách ngoài hành tinh? Những cấu tạo cổ quái của các phi thuyền đó khiến cho các nhà khoa học ngày nay không hiểu nổi. Rốt cuộc thì phải chăng người nguyên thủy đã từng trông thấy loại phi thuyền ấy, hay là các sứ giả ngoài vũ trụ để lại đồ hoạ phi thuyền?

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kim tu thap ai cap, nguồn gốc loài người

Báu vật Xôlômôn được cất giấu ở đâu?

    Đã trải qua hơn 2000 năm, mãi cho đến ngày nay, cuộc săn tìm chưa bao giò bị dứt bởi vẫn không manh mối gì. Vậy thì chúng được cất giấu ở đâu?

Báu vật


    Có người cho rằng, năm 586 trước Công nguyên, trước khi quân Babilon xâm nhập kho báu đã chuyển xuống đường ngầm Youanbơ. Nhưng đường ngầm ấy ở nơi nào? Không ai biết được. Cho mãi đến năm 1867, thượng uý Vô-lin, một sỹ quan quân đội Anh, trong khi dạo chơi vùng ngoại ô lân cận Giêruxalem , ngẫu nhiên phát hiện thấy một hang động và qua đó đi được vào trong thành Giêruxalem, ông ta tuyên bố: đã phát hiện được đường ngầm Youanbơ cổ đại. Nhưng trong đường ngầm không có “báu vật”, cũng không có “hòm thánh”. Có người cho rằng, đường ngầm mà thượng uý Vôlin phát hiện, không phải là đường ngầm Youanbơ, nó là một đường ngầm khác.Theo ghi chép trong “Kinh thánh” và một số thư tịch cổ khác, sau khi Xôlômôn lấy một công chúa Ai Cập làm vợ, ông còn kết hôn với nữ vương nước Sưba ở miền Nam A Rập. Nữ vương Sưba đến Giêruxalem thăm viếng, đã đưa theo một đội lạc đà đông đúc. Hơn 2000 năm nay, ở nước ngoài có hai quan điểm. Một quan điểm cho rằng, báu vật và hòm thánh về sau bị Xôlômôn và con trai của nữ vương Sưba lấy trộm đưa tới miền nam Arập hoặc cổ đô Ácsưma của Etiôpia cất giấu. Quan điểm thứ hại thì cho rằng, công chúa Ai Cập đã lấy trộm đem về cất giấu ở Ai Cập. Rất nhiều người đã đua nhau đến săn tìm ở miền Nam A Rập, Etiôpia, và Ai Cập, nhưng không có ai thu thập được gì, dù là manh mối hay dấu vết.

    Có người tin chắc rằng, chúng vẫn nằm nguyên dưới đường ngầm. Thập niên 30 của thế kỷ XX có hai nhà thám hiểm Mỹ là RisacđơHaribat và MoeStaibox liều lĩnh chui xuống đường hầm Youanbô cổ xưa trong tuyền thuyết mà Vôlin cho rằng mình đã tìm thấy. Nhưng chẳng được bao xa thì đường ngầm bị cát trôi lấp kín, đành quay ra theo lối cũ. Sau đó, hai người cố sức phao những chuyện kinh khủng trong đường hầm, làm cho người nghe phải sợ hãi. Tháng 3 năm 1939 RisacđơHaribát đi thuyền buồm trên Thái Bình Dương, gặp bão qua đời. Từ đó không còn ai biết đến con đường hầm bí mật ấy nữa.

    Một số học giả khác lại cho rằng, khi Xôlômôn làm vua, thường cho thuyền đi viễn dương, và mỗi lần về thì vàng bạc châu báu đầy thuyền. Bởi vậy mọi người tới tấp phỏng đoán, giữa mênh mông biển cả chắc chắn có một đảo đầy châu báu. Những vàng bạc châu báu ấy là lấy được từ trên hòn đảo kia. Nhưng đó vẫn là một câu đố. Năm 1568, nhà hàng hải Menđơna của Tây Ban Nha dẫn đầu một đội khảo sát, lần đầu tiên đặt chân lên một hòn đảo, thấy thổ dân trên đảo đều mang đồ trang sức bằng vàng, cho rằng mình đã tìm thấy đảo ấy, nên mới đặt cho nó tên là “quần đảo Xôlômôn”. Từ sau đó, rất đông người châu Âu đã đến đó để săn tìm báu vật Xôlômôn. Quần đảo đó gồm 6 đảo lớn và hơn 900 đảo nhỏ, nằm rải rác trên vùng biển Nam Thái Bình Dương với diện tích 600.000 km2. 90% diện tích trên đảo đều được rừng rậm, Util vậy, hoạt động tìm kiếm rất khó triển khai. Mấy trăm năm nay, hàng ngàn vạn kẻ săn tìm báu vật trên quần đảo Xôlômôn đều thất bại, không thu được gì. Một số người cho rằng, trên quần đảo Xôlômôn không có “báu vật Xôlômôn”.

    Vậy thì “báu vật Xôlômôn” và “hòm thánh” rốt cuộc ở nơi nào vậy?

    Đó là điều bí mật mà đến nay vẫn chưa giai đáp được. Hiện nay, vẫn có rất nhiều người trên thế giới hăng hái đi tìm kiếm, mong có thể giải đáp được điều bí mật từ cổ xưa này, có lúc lặng lẽ có lúc lại như cơn sốt.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhung bi an cua the gioi, nguồn gốc loài người

“Báu vật Xôlômôn” hình thành như thế nào?

    Đavít (năm 1000 trước Công nguyên đến năm 960 trước công nguyên) quốc vương Do Thái đã thống nhất Do Thái với Ixraen thành vương quốc Do Thái vào thế kỷ 11 trước Công nguyên, đặt thành  phố cổ Giêruxalem làm thủ đô và trung tâm tôn giáo. Sau khi Đavít qua đời, con trai là Xôlômôn (960 đến 930 trước Công nguyên) lên ngôi. Thời kỳ Xôlômôn làm vua là thời kỳ cực thịnh của vương quốc Do Thái Ixraen. Ông ta cho xây dựng trên núiGiêruxalem cung điện và nhà thờ, đền miếu.

Báu vật Xôlômôn


     Theo “kinh thánh nói thì Xôlômôn xây dựng thánh đường này đến 7 năm, bố cục của nó chặt chẽ, tạo hình mỹ quan. Các tín đồ đều đến nơi ấy để triều bái và cúng tế thần linh. Đá thánh Abraham được quây vào giữa trung tâm thánh đường, nó cao 18 mét, rộng 2 mét, là một khối đá hoa cương. Nó được đố bằng một trụ đá cẩm thạch tròn cao 30 mét, gọi là “thạch đường”. Trong “thạch đường” có đặt tế đàn, còn hòm thánh và tảng đá có khắc chữ “trung thành với Mos” thì được đặt trên tế đàn. Trong hòm thánh ngoài các giới điều ra, còn cất giữ “Pháp điển Xinai”. Hòm thánh còn được gọi là “tủ điều ước thần thánh”, nó được người Do Thái cổ xưa coi là “báu vật trấn quốc”, liên quan đến sự thịnh suy còn mất của dân tộc. Phía dưới “đá thánh Abraham” Xôlômôn còn xây dựng mật thất và đường hầm ngầm bí mật. Nghe nói Xôlômôn đã cất giấu rất nhiều vàng bạc châu báu ở đó. Vì thế đã có câu chuyện “sự tích kho báu Xôlômôn” nổi tiếng thế giới.

    Năm 536 trước Công nguyên, vua Nêbôgianisa Đệ nhị của vương quốc Babilon mới, đem quân đánh Giêruxalem, thánh đường đã bị đốt cháy trở thành phế tích. Quân đội Babilon không phát hiện được “kho báu Xôlômôn” và “hòm thánh”. Một số người suy đoán rằng, có hai khả năng; một là, trước khi quân đội Babilon vào thành, những ngườitế tự đã đem “bấu vật” và “hòm thánh” cất giấu đi  nơi khác. Hai là, vẫn cất giấu ở mật thất và đường hầm bí mật phía dưới đá thánh của thánh đường, nhưng do chúng được thiết kế cấu tạo rất phức tạp, giống tựa mê cung, cho nên quân Babilon không cách gì tiến vào được. Từ đó về sau, vấn đề báu vật và hòm thánh được cất giấu ở đâu, không ai biết rõ, mỗi ngườinói một cách.

    Bắt đầu từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, các vương quốc Makitơn, Tôlơmi, Sailincô, thay nhau xâm chiếm Giêruxalem, cũng đều không tìm thấy báu vật. Đến thế kỷ 1 và thế kỷ 2 sau Công nguyên, thời đế quốc La Mã, Cônxtantin đã cho xây dựng đại giáo đường đạo Cơ Đốc trên nền cũ phế tích thánh đường Giêruxalem . Trên đá thánh ABraham cũng xây dựng tế đàn. Sau khi đã hồi nổi lên, Acađôlơ. Malích của vương triều Vômaya lại cho xây dựng nên tườngthành của Giêruxalem . Đó là một phần phía tây tường thánh địa đạo hồi. Người Do Thái đã gọi đó là “tường khoé”. Cả ba tôn giáo: Đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc và đạo Hồi đều tôn Giêruxalem là “thánh địa” của mình. Cả ba tôn giáo đều coi “báu vật” và “hòm thánh” là một trong những sứ mệnh thần thánh của mình. Thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, trong các cuộc thập tự chinh, quân đội thập tự đã nhiều lần xông vào Giêruxalem để tìm kiếm báu vật, nhưng vẫn không thấy.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhung bi an cua the gioi, kim tu thap ai cap

Thời cổ đại đã có phi thuyền vũ trụ chăng?

      Vật thể bay được khắc họa trong đó, phía trước nhọn, hơi lùi về phía sau một ít có mấy chỗ lõm vào, giống như cửa vào khoang tàu hoặc là lỗ thông hơi. Càng về phía sau càng rộng dần ra, sau đuôi là một luồng lửa phụt ra rất dài. Phía đàng đầu của nó có cửa mở để nạp không khí vào. Không 152 khí theo đường ống dẫn ra phía sau đuôi. Người Maya trong bức hoạ, phần thân trên nghiêng về phía trước, tay cầm cái gì đó giống như cầm lái và đang trong tư thế điều khiển nó. Bàn chân trái giống như đang giẫm trên một bàn đạp, người đó đang tập trung mọi chú ý vào những đồng hồ ở phía trước. Rõ ràng là tàu vũ trụ hoặc tên lửa ấy đang bay về phía trước.

tranh trên đá


       Mũ trên đầu người lái tàu này có trang bị phức tạp, có lỗ thông hơi, có đường ống dẫn, còn có cả thứ gì giống như ăng-ten. Trang phục của  người đó càng tốt hơn, một bộ áo liền quần bó sát, nơi eo được thắt bằng thắt lưng da rộng bản. Đùi và cánh tay đều được quấn xà cạp. Chỗ ngồi phía trước được ngăn cách với khoang vận tải phía sau. Trong khoang vận tải có thể nhìn rõ các thứ đối xứng có hình vuông, hình tròn, điểm chấm và hình xoáy ốc.

      Trong tác phẩm cổ đại mà người hiện đại cho rằng nó đã vượt qua rất xa thòi gian nó được tạo ra, rốt cuộc được lưu giữ những thông tin gì? Hoặc nói cách khác, nó sẽ cho ta biết những bí mật gì. Phải chăng tổ tiên của người Maya xưa kia đã tiếp đãi các vị khách từ ngoài vũ trụ?

     Tại Liên Xô (cũ), các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một bức họa trên đá của người tiền sử, vẽ hình phi thuyền đặc biệt. Trong bức họa có tối 10 phi thuyền xếp liền với nhau thành một nhóm. Những phi thuyền đó đều có hình cầu, và được xếp nằm trong một góc vuông, hai cạnh góc vuông có hai trụ lón. Chẳng nhẽ đó là phi thuyền vũ trụ của các vị khách ngoài hành tinh? Những cấu tạo cổ quái của các phi thuyền đó khiến cho các nhà khoa học ngày nay không hiểu nổi. Rốt cuộc thì phải chăng người nguyên thủy đã từng trông thấy loại phi thuyền ấy, hay là các sứ giả ngoài vũ trụ để lại đồ hoạ phi thuyền?


Đọc thêm tại:

Sứ giả văn minh tới thăm Trái Đất?

    Những bức họa tương tự trên đá cũng được tìm thấy ở Branđơbao Nam Phi. Trên bức hoạ là một người da trắng, mặc áo ngắn tay, quần ống chẽn bó sát, đeo găng tay, bít-tất có thắt dây, và đi dép. Tay Trái cầm cốc rượu, tay phải cầm cung tên, trông giống như đang chúc mừng thắng lợi một cuộc thi đấu. Bích họa này cũng được ra đòi từ thời tiền sử. Nhưng làm sao có thể tin được nó là tác phẩm của người tiền sử kia chứ?

    Phải chăng có sứ giả văn minh đến viếng thăm Trái Đất vào thời tiền sử? Và họ đã xuất hiện trước mắt người tiền sử chăng?

Bức họa trên đá


    Không phải chỉ có thế. Anri Rôdơ, một học giả Pháp cũng đã phát hiện thấy ồ cao nguyên Taxiri trên sa mạc Xahara những bức hoạ trên đá, cách đây gần vạn năm, trên đó có hàng ngàn động vật và người được vẽ rất rõ. Trong số đó có một số người mặc áo cộc tay, tay cầm gậy, với chiếc hòm rất lạ treo trên đó. Có một bức hoạ rất được chú ý, về một người cao tới hơn 5 mét, mình mặc trang phục giông như bộ đồ lặn hoặc trang phục của nhà du hành vũ trụ. Trên đôi vai chắc khỏe đặt chiếc mũ trụ bịt kín, dùng cô áo bịt kín nổi đầu với thân, phần cổ có ngấn mức nước. Trên mũ trụ ở ngang vị trí của mắt có để nhiều lỗ hổng.

    Những bích họa như thế chẳng nhẽ lại là sản vật tưởng tượng của người cổ đại sao? Mà những bức hoạ trên đá có hình tượng giông như nhà du hành vũ trụ như vậy, còn tìm thấy ở Caliphoócnia của Mỹ, ở Xiyancơ của Iran, ở Brêxia của Italia, ở Phalơncơ của Mêhicô…

    Trong đó, bức họa trên đá ở Brêxia Italia của người tiền sử, có vẽ hai nhân vật, hai nhân vật đó đều mặc bộ trang phục phồng cộm lên, trên đầu đội mũ kín mít rất kỳ quái. Trên mũ có sừng ngắn lồi lên tựa như săngten, trên tay học cầm cái gì đó mà ta chưa hiểu. Còn bức họa đá ở Phalơncơ Mêhicô lại được tìm thấy trên nắp quan tài đá, chôn sâu trong một kim tự tháp ở địa phương. Bức họa đó tuy không phải là tác phẩm của người tiền sử, nhưng lại được các chuyên gia nghiên cứu gọi là “Hoạ đồ du hành vũ trụ thời tiền sử điển hình”. Trong bức họa nhân vật rất giống người đang lái tàu vũ trụ bay trong bầu trời.


Đọc thêm tại:

Bức vẽ trên đá tại hang cổ Tân Cương, Trung Quốc

    Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện trong một hang đá cổ ở Tân Cương một loạt những bức vẽ trên đá. Qua trắc định khoa học thì đó là những tác phẩm đã được sáng tạo ra hàng vạn năm. Trong đó có một bộ hình vẽ Mặt Trăng được coi là sớm nhất trên thế giới: từ trăng non, trăng thượng huyền, trăng tròn, trăng hạ huyền, trăng cuối tháng, đung là bộ tranh liên hoàn về trăng.

hang cổ Tân Cương


    Điểu khiến cho các nhà khảo cổ phải choáng váng là trên bức vẽ trăng tròn có cả những chi tiết về các tia bức xạ do Mặt Trăng tạo ra.

    Trong bức vẽ trăng tròn, nơi dưới phần Nam Cực hình cầu của Mặt Trăng, hơi chếch về phía bên Trái có khắc hoạ 7 tia bức xạ. Điều đó chứng tỏtác giả của bức vẽ tranh Mặt Trăng đã thể hiện một cách chính xác, rõ ràng những tia bức xạ lớn được phát ra từ trung tâm dãy núi hình vòng trên Mặt Trăng.

   Nó rất giống với việc dãy núi hình vòng tròn trên Mặt Trăng phát ra những tia bức xạ mà ngày nay ta dùng kính, thiên văn viễn vọng mới có thể quan sát được.

   Phải giải thích như thế nào đây?

   Những người nguyên thủy từ hàng vạn năm trước với những phương thức cọ gỗ để lấy lửa, thắt nút dây để ghi nhớ sợ việc thì làm sao có thể biết được địa mạo trên Mặt Trăng? Hay là những bức vẽ trăng hàng vạn năm trước ấy không phải do người nguyên thủy vẽ nên? Vậy thì bộ tranh cổ xưa đó do ai vẽ ra?

   Nếu nói rằng những người ở trong hang động đã để lại những tác phẩm của họ trong hang núi ở Tân Cương là điều khó giải thích, thì những bức vẽ trên đá thời tiền sử trên thế giới chẳng hiếm gì, dù rằng về nội dung chúng cũng khó giải thích.

   Tại Lusacơbao nước Pháp, người ta đã phát hiện một bộ những bích họa được vẽ trên vách đá, nhân vật trong bích họa đó mặc áo dài, đi giày cao cổ, thắt dây lưng, có cả áo khoác và mũ; lại còn để bộ râu dài được cắt tỉa nghiêm chỉnh. Hoàn toàn là  một bộ trang phục mốt thòi trang của the kỷxx. Luận chứng của các nhà khảo cổ khiến người ta phải kinh ngạc: Những bích họa đó chính là tác phẩm của người nguyên thủy thực sự. Thật không thể tưởng tượng được, những người ở hang, không chút quần áo che thân, đế trần như nhộng mà trong bích họa của họ lại vẽ được nhân vật của thế ky XX


Đọc thêm tại:
 
;